Bạn đã biết đến tài sản ngắn hạn và cách tính tài sản ngắn hạn trong báo cáo tài chính. Vậy, hôm nay luật kế toán xin giới thiệu cho bạn một loại tài sản đối nghịch với tài sản nêu trên là tài sản dài hạn. Đây là loại tài sản có các đặc điểm và cách phân biệt khác với tài sản ngắn hạn. Hãy cùng tham khảo qua bên dưới.

Khái niệm tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn thuộc vào loại là một trong những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển hoặc có tính thu hồi dài (thời gian hơn 12 tháng hoặc nằm trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và có những giá trị lớn (từ con số 10 triệu đồng trở lên). Qui định về tính chất giá trị có thể được thay đổi theo từng quốc gia và từng thời kỳ cụ thể khác nhau.
Là những tài sản có khoảng thời gian sử dụng, có thể luân chuyển và thu hồi dài với thời gian trên 12 tháng hoặc nằm trong nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau và ít khi có sự thay đổi về hình thái giá trị trong quá trình kinh doanh.
Các loại tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn bao gồm các loại như:
+ Tài sản cố định: Là những loại tài sản có các giá trị lớn và thời gian sử dụng tài sản trên 1 năm, có thể tham gia vào nhiều chu kỳ tỏng hoạt động sản xuất kinh doanh, và trong quá trình sử dụng có thể bị hao mòn dần, hay đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của luật, gồm có 02 loại dưới đây:
– Tài sản cố định hữu hình: Đây là loại tài sản có tính cố định và có hình thái xét về vật chất cụ thể, gồm có: nhà xưởng, hay vật kiến trúc; máy móc thiết bị, nhà máy….
– Tài sản cố định vô hình : Đây là loại tài sản có tính cố định nhưng không có hình thái xét về vật chất cụ thể, thể hiện ở một lượng giá trị đã được dùng để tiến hành đầu tư, chi trả với mực đích có được quyền sử dụng hợp pháp từ số tiền đã đem đi đầu tư, chi trả đó, bao gồm: quyền sử dụng đất, bản quyền, hay bằng phát minh sáng chế, các nhãn hiệu hàng hoá, các loại thương hiệu doanh nghiệp, tên độc quyền..…
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: thuộc vào loại những khoản đầu tư với các mục đích là kiếm lời và có thời gian thu hồi nằm trong khoảng từ 12 tháng trở lên (đầu tư vào các công ty con, góp vốn liên doanh có tính dài hạn, hay cho vay dài hạn lấy lãi,…)
+ Các khoản phải thu dài hạn: phải thu các khoản của khách hàng một cách dài hạn, trả trước có tính dài hạn cho người bán…
+ Tài sản dài hạn khác cụ thể như: các loại chi phí trả trước dài hạn, chi phí cho việc đầu tư xây dựng cơ bản đang tiến hành dở dang và ký cược, hay ký các quỹ dài hạn,…
Phân biệt tài sản dài hạn với tài sản ngắn hạn

Các quy định về những nguyên tắc lập và trình bày về hình thức báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng giả định các hoạt động liên tục đã phân loại có tính chất ngắn hạn và dài hạn cụ thể như sau:
Tài sản và nợ phải trả thuộc bảng cân đối kế toán phải thực hiện trình bày thành hình thức ngắn hạn và dài hạn; trong cụ thể từng phần ngắn hạn và dài hạn đó, các chỉ tiêu phải được thực hiện sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
– Tài sản hoặc nợ phải trả có khoảng thời gian đáo hạn cụ thể còn lại phải không quá 12 tháng hoặc nằm trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, bắt đầu từ thời điểm tiến hành báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
– Những tài sản và các khoản nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân vào loại có giá trị tính chất thuộc về dài hạn.
– Khi thực hiện việc lập báo cáo tài chính, kế toán phải tiến hành tái phân loại lại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn nằm trong kỳ trước nhưng có thời gian cụ thể đáo hạn còn lại phải không quá 12 tháng hoặc nằm trong một chu kỳ sản xuất, hay kinh doanh thông thường được biết đến, xét từ thời điểm thực hiện việc báo cáo thành ngắn hạn.”
– Điều 35 theo luật quy định thì khi tiến hành việc trình bày tiêu chuẩn của tài sản cố định lại ghi nội dung“Có thời gian sử dụng bắt đầu từ 1 năm trở lên”. Điều này có tính không hợp lý vì “từ 1 năm trở lên” được hiểu là bao gồm cả các loại tài sản có thời gian sử dụng 12 tháng. Trong khi đó, các loại tài sản có thời gian sử dụng như là 12 tháng thì vẫn nằm trong khoảng “12 tháng” hoặc “không quá 12 tháng” nghĩa là phải thuộc vào nhóm tài sản ngắn hạn. Trong khi đó, tài sản cố định lại thuộc vào một loại tài sản dài hạn.
– Nhiều trường hợp được phân vào loại ngắn hạn, dựa trên các mốc thời gian “dưới 12 tháng” và cót tính dài hạn dựa vào mốc thời gian xét từ “12 tháng”. Việc quy định rõ ràng “dưới 12 tháng” đối với tài sản, nợ phải trả có tính chất ngắn hạn và “từ 12 tháng” đối với các loại tài sản, nợ phải trả dài hạn xét đến trong các trường hợp này là chưa được hợp lý và cũng không đồng nhất với nguyên tắc lập BCTC, đã nêu ra tại Điều 102 của bộ luật.
Trong toàn bộ chế độ về kế toán, khi phân biệt tính ngắn hạn và dài hạn thì chúng ta sẽ dựa vào mốc thời gian 12 tháng và được tính bắt đầu từ thời điểm báo cáo nhưng Điều 112, khi thực hiện việc hướng dẫn phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thì nội dung lại là căn cứ “thời điểm trả trước” nghĩa là thời điểm phát sinh các khoản trả trước chứ không được tính bắt đầu từ thời điểm báo cáo. Đây được xem như là trường hợp duy nhất, có sự khác biệt rõ rệt trong việc phân loại hình thức tài sản ngắn hạn và dài hạn so với những nguyên tắc có tính chung trong chế độ kế toán và VAS.
Cách trình bày tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán
Tài sản dài hạn đã phản ánh tổng các giá trị về những khoản phải thu có tính dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản có tính chất dài hạn khác tính đến thời điểm báo cáo, cụ thể gồm có: các khoản phải thu có tính dài hạn, các loại tài sản cố định, các loại bất động sản về đầu tư, hay các khoản đầu tư tài chính có tính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
Trên Bảng cân đối kế toán thì Tài sản dài hạn sẽ gồm các loại như:
- Các khoản phải thu có tính dài hạn (Mã số 210)
- Tài sản cố định (có Mã số 220)
- Bất động sản có giá trị đầu tư (Mã số 230)
- Tài sản dở dang có tính dài hạn (Mã số 240)
- Các khoản đầu tư về tài chính cụ thể có tính dài hạn (Mã số 250)
- Tài sản có tính chất dài hạn khác (Mã số 260)
Trên đây là các thông tin mà bạn cần về tài sản dài hạn và các loại tài sản dài hạn cùng cách trình bày chúng trên bảng cân đối kế toán là như thể nào. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn trong công việc cũng như tăng thêm kiến thức về lĩnh vực này.