Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
Google search engine
HomeKiến thức kế toánCách phân loại tài sản cố định và những điều cần lưu...

Cách phân loại tài sản cố định và những điều cần lưu ý

Trong các loại tài sản chúng ta đã biết có rất nhiều loại được xếp vào các dạng khác nhau như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và có cả tài sản cố định,… Mỗi loại điều có những đặc điểm và thông tin đề cập khác nhau. Để hiểu thêm về tài sản cố định và cách phân loại chúng như thế nào thì chúng ta hãy cùng với luật kế toán đến với bài viết dưới đây.

tài sản cố định
tài sản cố định

Khái niệm tài sản cố định

Tài sản cố định được hiểu là một tư liệu sản xuất tồn tại dưới các dạng hữu hình hoặc là vô hình, được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất và kinh doanh, thông thường tất cả chúng đều sẽ có giá trị kinh tế rất lớn và có thể sử dụng được trong nhiều chu kỳ, giai đoạn của quá trình sản xuất.

Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định sẽ bao gồm các loại hình như: Tài sản cố định hữu hình và loại tài sản cố định vô hình

Chúng ta dễ dàng phân biệt 02 loại tài sản cố định nêu trên thông qua các khái niệm và ví dụ cụ thể của chúng đã được quy định rõ ràng tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào năm 2013 về hướng dẫn các chế độ quản lý, hay sử dụng và thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định cụ thể như sau:

Tài sản cố định hữu hình

Là các tư liệu sản xuất, hay công cụ lao động mà có hình thái, hay tồn tại cụ thể ở dạng vật chất và được thoả mãn những tiêu chuẩn nhất định về tài sản cố định hữu hình theo quy định pháp luật, bên cạnh đó sau khi đã tiến hành tham gia vào nhiều các chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì nó vẫn có tính nguyên vẹn về hình dáng, và trạng thái vật chất như lúc ban đầu.

Ví dụ cụ thể các loại tài sản này như là: các máy móc, thiết bị, hay dụng cụ hỗ trợ cho quá trình lao động, nhà cửa, các công trình kiến trúc, phương tiện di chuyển, phương tiện vận tải, v.v …

Tài sản cố định vô hình:

Thuộc vào loại những tài sản không tồn tại dưới bất kì hình dạng hình thái vật chất nào cả, nó biểu thị nhất định cho một lượng giá trị cụ thể đã được đầu tư và cần phải thực hiện việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn riêng của tài sản cố định vô hình theo như các quy định cụ thể của pháp luật, cùng với đó thì tài sản cố định vô hình cũng phải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, sản xuất.

Những loại tài sản được hiểu là tài sản cố định vô hình như: các chi phí có liên quan cụ thể tới quyền phát hành, về bằng sáng chế, hay bằng phát minh, các bản quyền tác giả, và một số chi phí cụ thể cho việc cấp quyền sử dụng đất, v.v …

Nguyên tắc khi quản lí tài sản cố định

1. Mọi loại TSCĐ thuộc doanh nghiệp phải tất yếu có bộ hồ sơ riêng (gồm các biên bản giao nhận TSCĐ, và hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ cùng các chứng từ, hoặc các giấy tờ khác có liên quan khác). Mỗi TSCĐ phải được tiến hành phân loại, và đánh số đồng thời có thẻ riêng, được theo dõi cụ thể và chi tiết theo từng đối tượng được ghi trong TSCĐ. Bên cạnh đó được phản ánh trong sổ theo dõi về TSCĐ.

2. Mỗi TSCĐ phải được tiến hành quản lý theo nguyên giá, và số hao mòn luỹ kế cùng giá trị còn lại trên sổ sách liên quan đến kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ=Nguyên giá của tài sản cố địnhSố hao mòn luỹ kế của TSCĐ

3. Đối với những loại TSCĐ không cần dùng tới thì chúng ta có thể chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải tiến hành quản lý, theo dõi, và bảo quản theo đúng các quy định hiện hành và thực hiện việc trích khấu hao theo như quy định cụ thể tại Thông tư này.

4. Doanh nghiệp phải có các hành động trong việc quản lý đối với những tài sản cố định đã tiến hành việc khấu hao hết nhưng vẫn có tham gia cụ thể vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Tài sản cố định bao gồm những gì

tài sản cố định bao gồm những gì
tài sản cố định bao gồm những gì

1. Tài sản cố định hữu hình được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu có các hình thái vật chất thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn của loại tài sản cố định hữu hình, tham gia tích cực vào nhiều chu kỳ của hoạt động kinh doanh nhưng vẫn luôn giữ nguyên các hình thái vật chất ban đầu của nó như là nhà cửa, vật kiến trúc, hay các loại máy móc, thiết bị, hoặc phương tiện vận tải, vận chuyển…

2. Tài sản cố định vô hình được hiểu là những tài sản không có dạng hình thái vật chất, thể hiện rõ một lượng giá trị đã được chuyển thành đầu tư để thoả mãn các tiêu chuẩn thuộc vào loại tài sản cố định vô hình, tham gia cụ thể và chi tiết vào nhiều chu kỳ của hoạt động kinh doanh, như cụ thể là một số chi phí có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; hay các chi phí có liên quan về quyền phát hành, về bằng phát minh, ngoài ra là bằng sáng chế, cũng có thể là bản quyền tác giả…

3. Tài sản cố định thuê tài chính đây được hiểu là những TSCĐ mà các doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn về thời gian cho thuê, bên thuê sẽ có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc thực hiện việc tiếp tục thuê theo các điều kiện cụ thể thỏa mãn đã được thỏa thuận cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản bất kì được quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất là điều kiện phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm cụ thể tiến hành việc ký kết hợp đồng.

Tham khảo thêm về tài sản tài chính

Những điều kiện ghi nhận tài sản cố định

Pháp luật hiện hành đã có các quy định cụ thể liên quan về các điều kiện chung để tiến hành việc ghi nhận là tài sản cố định bao gồm như:

– Việc sử dụng các loại tài sản này trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chắc chắn phải đem lại các lợi ích hay giá trị về kinh tế trong tương lai

– Thời gian sử dụng đối với loại tài sản này là từ thời hạn 01 năm trở lên

– Nguyên giá đối với loại tài sản này cũng phải được xác định một cách chính xác và cụ thể, đáng tin cậy, đông thời phải thực hiện theo quy định thì sẽ có giá trị nằm trong khoảng từ 30 triệu đồng trở lên.

Tài sản cố định có các tính chất và đặc điểm riêng biệt khác so với các loại tài sản khác. Vì thế cần sử dụng và điều chỉnh hợp lí để có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments