Để đảm bảo được niềm tin và uy tín tránh các rủi ro về tài chính của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ, quản lý công nợ hiệu quả để tránh những điều không cần thiết đến với doanh nghiệp. Vậy nợ phải trả có tầm quan trọng như thế nào cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng nhé.

Thế nào là nợ phải trả
Theo VAS O1 nợ phải trả là nghĩa vụ nợ đang xảy ra ở hiện tại phát sinh từ các giao dịch đã qua của doanh nghiệp. Việc thanh toán các khoản nợ này ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải trả thường gặp trong doanh nghiệp đó là các khoản nợ : trả nhà cung cấp, khoản vay ngắn hạn , dài hạn, các khoản thanh toán lươngthưởng cho lao động.
Ví dụ : các khoản phải trả nhà cung cấp, ngoài tiền mặt có thể thanh toán bằng nhiều cách như trả bằng hàng hóa, dịch vụ, thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác
Bên cạnh đó nợ phải trả có thể chuyển đổi nghĩa vụ thành vốn chủ sở hữu tùy theo từng trường hợp và quy định của pháp luật.
Nếu xét về công ty có đầy đủ bộ phận xét duyệt và phần hành của đơn vị thì nợ phải trả trong doanh nghiệp sẽ được theo dõi chặt chẽ và riêng biệt do kế toán công nợ theo dõi. Kế toán công nợ có tầm rất quan trọng trong việc đối thúc khách hàng thanh toán các khoản nợ, không để khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. Bên cạnh đó theo dõi khoản công nợ tới hạn tiến hành xin kiến nghị cấp trên để thanh toán đúng hạn, tránh tính trạng doanh nghiệp liên quan đến tài chính không đáng có. Bên cạnh đó công ty phải có những chính sách bán hàng cho bên mua có thời hạn thanh toán phù hợp, không để bên mua chiếm dụng của doanh nghiệp quá lâu gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
Vậy nên, tầm quan trọng của kế toán công nợ đối với công ty rất lớn, thường các doanh nghiệp sẽ tuyển người vị này có kinh nghiệm 2-3 năm trong vị trí liên quan.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nợ phải trả
Quy mô nợ
Cơ cấu nợ phải trả cho doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất đó là các khoản phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính. Các hoạt động xảy ra thường xuyên trong các giao dịch của doanh nghiệp đó là mua bán hàng. Ngoài ra còn có các khoản phải vay và nợ thuê tài chính. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách hoạt động tài chính sẽ có quy mô nợ khác nhau. ví dụ như nếu doanh nghiệp đang trong đà phát triển, cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vay thêm vốn, doanh nghiệp phải tận dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, thì quy mô nợ phải trả của doanh tăng lên tức là doanh nghiệp đang có nhiều khoản nợ hơn
Khoản nợ phải trả định kỳ cho doanh nghiệp đó là thanh toán tiền lương cho người lao động, thời điểm hàng tháng doanh nghiệp phải thanh toán lương cho người lao động hầu như các tháng đều tương tự nhau không có mấy thay đổi. Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong dòng tiền để đảm bảo thanh toán lương đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo quyền cho người lao động. Ngoài các khoản nợ phải trả bên ngoài của doanh nghiệp thì các khoản nợ bên trong doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng, việc thanh toán lương đúng thời hạn không giữ chân nhân viên, mà giúp cho nhân viên cảm thấy vui và làm việc hiệu quả năng suất hơn cho doanh nghiệp.
Thời hạn thanh toán
Nghĩa vụ nợ đi kèm với thời hạn thanh toán, thanh toán đúng hạn thì giúp cho doanh nghiệp có sự uy tín trong mắt khách hàng, và tín dụng ngân hàng. Đối với những khoản nợ phải trả người bán doanh nghiệp kéo dài thời gian, tận dụng vốn ngắn hạn để giảm áp lực các khoản phải nợ của daonh nghiệp
Chính sách giá cả
Gía cả là bên mua và bán tự thỏa thuận với nhau, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại thì việc giá đầu vào là vô cùng quan trọng nó không những giúp doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mà còn giúp cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp giam xuống.
Các loại nợ phải trả
Nợ phải trả nhà cung cấp được định khoản vào tài khoản 331 – phải trả cho người bán. Có số dư bên có
Các khoản thanh toán tiền lãi của các khoản vay ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn
Nợ phải trả lương của công nhân viên qua hàng tháng, đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả định kỳ qua hàng tháng. Doanh nghiệp phải có những chính sách cũng như dự trữ vốn lưu động để thanh toán lương đúng kỳ hạn cho nhân viên
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong vòng ngắn hạn, dưới 1 năm, thường là các khoản ngắn hạn với giá trị không lớn nằm trong tầm kiểm soát doanh nghiệp, tuy nhiên nợ ngắn hạn thường sẽ là các khoản nợ nhà cung cấp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp.
Nợ dài hạn là các khoản vay dài hạn dự trữ lượng vốn để ổn định tình hình phát triển của công ty. Mở rộng quy mô, các chi nhánh sản xuất và tăng đầu tư để tăng lợi nhuận từ nhiều nghành nghề khác nhau cho doanh nghiệp. Khoản nợ dài hạn tránh các áp lực về nợ hơn so với doanh nghiệp. Tuy nhiên tính toán cho tỷ lệ nợ dài hạn và nợ ngắn hạn có tính cân đối không để cho nợ ngắn hạn quá nhiều hay nợ dài hạn quá cao chênh lệch cơ cấu nợ phải trar của doanh nghiệp
Xem thêm tại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Cách tính nợ phải trả
Dân kinh tế bạn không thể không biết thuật ngữ đòn bẩy tài chính nó phản ánh mức độ doanh nghiệp dùng các khoản vốn vay trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Với mục đích tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu( ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường ( EPS)
Theo dõi các khoản nợ sát sao, giúp cho doanh nghiệp có thời gian chủ động về khoản vôn lưu động để thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tránh mất uy tín trên thị trường tín dụng và với khách hàng
Chỉ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cho thấy 1đ vốn chủ sở hữu bù đắp được bao nhiêu động nợ phải trả. Tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, vốn chủ sở hữu bù đắp được các khoản nợ mà doanh nghiệp đang có. tỷ lệ này cho biết cách thức vận hành như thiết lập vốn của một doanh nghiệp
Nợ phải trả bình quân tháng = tổng dư khoản mục tổng nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán cuối mỗi ngày / tổng số ngày trong tháng
Công tác nợ kế toán phải trả
Tầm quan trọng của nợ phải trả đối với doanh nghiệp, đi kèm với đó kế tán công nợ phải có kinh nghiệm trong nghề cao, xử lý cách khoản nợ của doanh nghiệp tốt
Mục đích việc theo dõi và quản lý các khoản nợ phải trả kỹ lưỡng, doanh nghiệp cần chú ý vấn đề sau:
Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu quá lớn sẽ khiến cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, dẫn tới phá sản
Theo dõi sát sao các khoản nợ để chuẩn bị dòng tiền đầy đủ và đúng hạn đảm bảo sự uy tín của doanh nghiệp. Kế toán công nợ phải đặt mục tiêu: thanh toán đủ, đúng hạn, và thanh toán đủ
Để quản lý công nợ một cách hiệu quả nhất kế toán công nợ cần làm những công việc sau:
Đảm bảo theo dõi chi tiết từng khoản mục, hợp sồng vay, từng nhà cung cấp sản phẩm của công ty. theo dõi càng chặt chẽ càng giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị được tiền để thanh toán các khoản nợ hơn
Kế toán công nợ theo dõi đầy đủ hạn nợ và giá trị nợ, Hàng tháng tổng hợp các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán, giá trị bao nhiêu kịp thời để chuẩn bị thanh khoản dự trữ lượng tiền.
Thường xuyên đối chiếu nợ với các nhà cung cấp bên cho vay để đảm bảo số liệu chính xác tuyệt đói, nếu phát hiện chênh lệch có sai sót thì nên điều chỉnh sớm để tránh sai sót trên sổ sách đáng có
Để đảm bảo giảm thiểu nợ phải trả, doanh nghiệp nên có bô phận kế toán mua hàng riêng biệt đàm phán các điều kiện thanh toán giá cả, đảm bảo tỷ lệ nợ tối ưu nhất đối với công ty. Sự hỗ trợ của quản lý công nợ từng khoản mục chi tiết thì các phần mềm kế toán hiện nay đang được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin dùng.
Xem thêm tại luật kế toán để nắm rõ về cách tính như định khoản các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp