Bạn đã biết thế nào là nguyên tắc giá gốc chưa? Và nội dung của nguyên tắc này cũng như tính vận dụng của nguyên tắc giá gốc vào thực tế? Hãy cùng Luật kế toán tìm hiểu thêm nhé!
Thế nào là nguyên tắc giá gốc
Nguyên tắc giá gốc là tất cả những nguyên tắc kế toán mà theo đó tất cả các đối tượng kế toán sẽ được ghi nhận với giá gốc của ban đầu khi sản xuất, hình thành và không cần bắt buộc phải có bất kỳ sự điều chỉnh hay thay đổi nào của giá trị thị trường trong suốt khoảng thời gian tồn tại của các đối tượng kế toán đó ở tất cả các đơn vị kế toán.
Giá gốc ở đây sẽ được hiểu là giá trị nguyên giá thực của hàng hóa hay sản phẩm, dịch vụ,… Nguyên tắc giá gốc là một trong số 7 nguyên tắc trong kế toán như sau:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích
- Nguyên tắc hoạt động liên tục
- Nguyên tắc thận trọng
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc giá gốc
- Nguyên tắc trọng yếu
- Nguyên tắc phù hợp
Tóm lại, dựa vào nguyên tắc giá gốc thì toàn bộ tất cả các đối tượng kế toán hoặc cụ thể là những tài sản, vật thể sẽ được nhận định theo giá gốc ban đầu và không được bắt buộc căn cứ vào giá cả thị trường của các loại đối tượng kế toán đó.
Điểm đặc biệt là nguyên tắc giá gốc sẽ không phụ thuộc vào các loại giá cả hợp lý hay kể cả là giá cả thị trường.
Có thể giải thích cho nguyên tắc giá gốc là: Tất cả các doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản đó cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ trong nội bộ doanh nghiệp và không có hành động sử dụng cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản gì với bên ngoài. Do đó, việc đánh giá theo giá trị thị trường bất kể là tăng hay giảm so với giá gốc cũng không có một chút ảnh hưởng nào đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, nếu trường hợp doanh nghiệp đó hoạt động liên tục phù hợp theo nguyên tắc hoạt động liên tục thì toàn bộ tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc.
Và mục đích của nguyên tắc giá gốc này là để kế toán doanh nghiệp không đưa ra các con số phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhằm bảo đảm độ tin cậy cũng như chính xác của thông tin kế toán.

Nội dung của nguyên tắc giá gốc
Nguyên tắc giá gốc còn được gọi với tên khác là nguyên tắc giá phí hay là nguyên tắc giá thành. Đối với nguyên tắc này, kế toán phải bắt buộc ghi chép lại tất cả các giá trị tài sản,các loại vật tư, cụ thể hàng hóa, hoặc các khoản công nợ, chi phí bên ngoài bỏ ra theo số tiền thực sự bỏ ra ở thời điểm tài sản được ghi nhận chứ không cần phải quan tâm tới giá thị trường của chúng. Nguyên nhân là bởi vì việc xác định giá trị của thị trường đối với từng loại sản phẩm riêng biệt là một việc khó khăn và rất tốn thời gian, mặt khác còn một nguyên nhân nữa là do cơ sở hình thành của loại nguyên tắc này dựa vào giả thiết hoạt động liên tục của doanh nghiệp mà có. Tất cả giá gốc của các loại tài sản sẽ không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán của Việt Nam và cụ thể là ở đây là giá thị trường của một tài sản cũng chỉ dựa trên ước đoán nên nó mang tính chủ quan. Và vì thực tế nó không thực sự được mang ra thị trường để tiến hành giao dịch, mua bán. Và liệu rằng sẽ có ai sẵn sàng để trả cho nó một số tiền đâu chứ? Nếu doanh nghiệp mua một tài sản là một căn hộ để làm văn phòng trị giá 900 triệu đồng thì giá trị căn hộ được ghi trên sổ sách vẫn là 900 triệu đồng. Dù cho giá thị trường của căn hộ 2 năm sau ước chừng lên đến 1.500 triệu đồng hay 3 tháng nữa giảm xuống ước chừng chỉ khoảng 500 triệu đồng thì kế toán cũng không cần thiết phải quan tâm đến việc thay đổi giá cả thị trường đó. Bởi vì giá cả ban đầu của căn hộ là 900 triệu đồng. Trừ khi trong trường hợp căn hộ được đem đi bán thực sự hoặc mang đi góp vốn để liên doanh, còn không thì giá của căn hộ đó trên sổ sách kế toán vẫn là 900 triệu đồng. Vì vậy, giá trị sổ sách của tài sản đó sẽ có sự khác biệt so với giá trị thị trường của tài sản đó. Ngoại trừ vài tài sản cụ thể có sự thống nhất, chẳng hạn như tiền mặt.

Vận dụng nguyên tắc giá gốc trong thực tế
Nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực VAS số 1 sẽ có những quy định cơ bản như sau:
- Tất cả các tài sản bắt buộc phải được ghi nhận theo giá gốc.
- Giá gốc của tài sản sẽ được xác định và định giá bằng tiền hoặc khoản tương đương với số tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị cụ thể hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
- Và bắt buộc rằng giá gốc của tài sản không được có sự thay đổi nào trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực của kế toán cụ thể.
Theo nguyên tắc giá gốc thì khi các doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế chẳng hạn như các hoạt động mua tài sản cố định, hay công cụ dụng cụ hoặc cụ thể là các nguyên vật liệu thì giá trị của những đối tượng kế toán này sẽ được xác định và ghi nhận theo giá gốc ban đầu của chúng, và không ghi nhận theo giá trị thị trường tại thời điểm mua.
Ví dụ minh họa về nguyên tắc giá gốc
Ví dụ 1: Một lô quần áo được nhập kho ngày 12/2/2022 với giá 200 triệu đồng và chưa được xuất kho trong năm 2022. Vào ngày 12/3/2022 thì giá thị trường của lô sản phẩm hàng hóa lúc này là 500 triệu đồng.
Thì theo nguyên tắc giá gốc, kế toán vẫn phải ghi nhận giá trị của quần áo đó trên báo cáo kế toán ngày 12/3/2022 là 200 triệu đồng.