Nếu bạn là người làm việc trong ngành kế toán hay kiểm tra, thanh tra kế toán thì chắc hẳn đã biết về kiểm toán kế toán rồi. Thực chất thì đây là việc xem xét và đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, sự trung thực và tính chính xác của các thông tin, số liệu kế toán của một đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội dung kiểm tra kế toán. Cùng Luật Kế toán tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quy định pháp luật về kiểm tra kế toán
Như chúng tôi đã để cập ở trên thì kiểm tra kế toán chính xác là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, nhằm hướng tới các đơn vị kế toán.
Luật Kế toán năm 2015 đã có quy định cụ thể về kiểm tra kế toán. Theo đó, hiểu đơn giản thì đây là việc xem xét, đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán; kiểm tra sự trung thực và tính chính xác của thông tin và số liệu kế toán trong các đơn vị, doanh nghiệp. Các báo cáo của hoạt động kiểm tra này là một loại tài liệu kế toán trong doanh nghiệp.
Việc đơn vị kế toán phải chịu sự xem xét, kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo.
Cụ thể theo quy định tại Điều 34 Luật kế toán 2015 thì các đơn vị kế toán phải chịu sự xem xét và kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán này sẽ chỉ được thực hiện khi có quyết định của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành, trừ trường hợp các cơ quan khác thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán.
Có thể thấy, kế toán là một bộ phận cũng như là hoạt động rất quan trọng của mỗi đơn vị, cơ quan hay doanh nghiệp khi muốn hoạt động. Do đó, pháp luật cũng đã có những quy định rõ ràng, cụ thể về hoạt động kiểm tra kế toán để đảm bảo tính thống nhất, bắt buộc, minh mạch, chính xác và khách quan trong hoạt động kế toán của từng cơ quan, doanh nghiệp.
Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra kế toán bao gồm các cơ quan sau:
– Bộ Tài chính
– Các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương sẽ quyết định việc kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán trong các lĩnh vực theo sự phân công phụ trách.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định kiểm tra kế toán đối với các đơn vị kế toán tại địa phương mà cơ quan mình quản lý.
– Đơn vị cấp trên sẽ quyết định việc thực hiện kiểm tra kế toán đối với các đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra kế toán cũng được quy định như các cơ quan có thẩm quyền về việc quyết định kiểm tra kế toán và các cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan thanh tra chuyên ngành về tài chính; Kiểm toán nhà nước hay cả cơ quan thuế khi họ thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các đơn vị kế toán.
Nội dung kiểm tra kế toán
Theo quy định thì các nội dung của kiểm tra kế toán bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, là kiểm tra việc thực hiện các nội dung của công tác kế toán.
Thứ hai, là kiểm tra việc tổ chức của bộ máy kế toán và những người làm kế toán
Thứ ba, là kiểm tra việc tổ chức quản lý và các hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của đơn vị, doanh nghiệp
Cuối cùng, là kiểm tra việc tuân thủ và chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán hiện hành.
Các nội dung của kiểm tra kế toán đều bắt buộc phải được xác định trong quyết định kiểm tra. Trừ các trường hợp mà việc kiểm tra kế toán được thực hiện bởi các cơ quan như cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế.
Đồng thời thì thời gian để thực hiện việc kiểm tra kế toán sẽ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra kế toán quyết định nhưng sẽ không được quá 10 ngày; trong đó không kể các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động. Trường hợp nếu nội dung kiểm tra quá phức tạp, xét thấy cần có thêm thời gian để kiểm tra, đánh giá, đối chiếu và kết luận thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra. Tuy nhiên, thời gian kéo dài đối với mỗi lần kiểm tra này không được quá 05 ngày; trong đó không kể các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động.
Mẫu biên bản kiểm tra kế toán
Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản kiểm tra kế toán dưới đây:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kiểm tra kế toán và những quy định của pháp luật liền qua cũng như là những lưu ý khi thực hiện hoạt động kiểm tra này. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn phần nào có cái nhìn tổng quan nhất về kiểm tra kế toán và những yếu tố cơ bản về công việc này.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các hoạt động như kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm soát nội bộ tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp liên quan đến kế toán thì có thể đặt câu hỏi, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể. Chúc bạn thành công!