Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
Google search engine
HomeLuật kế toánNhững điều cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán báo cáo...

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán là hoạt động kiểm tra để xác minh tính trung thực và tính hợp lý của hồ sơ, tài liệu và số liệu của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, nhằm bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định của pháp luật. Vậy bạn có biết kiểm toán báo cáo tài chính là gì không? Cần lưu ý những gì khi thực hiện công việc này? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính

Như chúng tôi đã đề cập thì kiểm toán chính là quá trình đánh giá những bằng chứng của một thông tin nhằm mục đích xác minh và báo cáo về sự phù hợp, hợp lý của thông tin này với các tiêu chuẩn đã được thiết lập sẵn.

Vậy tương tự thì kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Đó là quá trình thu thập và đánh giá những bằng chứng về một thông tin nhằm mục đích xác định và báo cáo về sự phù hợp, hợp lý của thông tin đó với các tiêu chuẩn mà đã được thiết lập từ trước. Quá trình kiểm toán này phải được thực hiện bởi những kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán hay chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tiến hành việc kiểm tra và đánh giá về tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo các quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

Khi hiểu được khái niệm rồi thì chắc hẳn bạn cũng phần nào biết được vai trò của việc kiểm toán này là gì rồi đúng không? Thứ nhất, vai trò chính của kiểm toán báo cáo tài chính là có thể giúp những người sử dụng hay người đọc Báo cáo tài chính tăng độ tin cậy với Báo cáo tài chính đó, căn cứ vào việc kiểm toán viên đưa ra những ý kiến của họ về các số liệu trên báo cáo tài chính được lập dựa vào nhiều khía cạnh khác nhau, sao cho phù hợp với khuôn khổ, chuẩn mực về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Thứ hai, ngoài vai trò mà chúng tôi đã nêu trên thì việc kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho các doanh nghiệp được kiểm toán có thể thấy được những sai sót đang tồn tại của đơn vị, cư quan mình. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có thể tìm được phương hướng giải quyết kịp thời, khắc phục các tình trạng đó để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như là giúp kiểm tra kế toán, nâng cao được chất lượng của đội ngũ kế toán tại đơn vị mình và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán đó.

Kiểm toán báo cáo tài chính
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

Có thể thấy, việc kiểm toán này có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng vừa có vai trò đối với người sử dụng hay người đọc báo cáo tài chính, vừa giúp doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời phát hiện ra những sai sót để từ đó khắc phục để tránh được những rủi ro không đáng có.

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính

Từ định nghĩa về kiểm toán báo cáo tài chính, chúng ta có thể dễ dàng thấy được đối tượng của hoạt động này sẽ bao gồm 06 đối tượng cơ bản sau:
1. Bảng cân đối tài khoản;
2. Báo cáo tình hình tài chính;
3. Bảng cân đối kế toán;
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (bằng cả phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp);
6. Thuyết minh về báo cáo tài chính.
Có thể thấy, các đối tượng của việc Kiểm toán này sẽ cung cấp các thông tin từ tổng quát đến chi tiết về tài chính, kinh doanh và cả luồng tiền của doanh nghiệp đó. Ngoài ra các đối tượng này cũng sẽ cung cấp các thông tin khác nữa của doanh nghiệp, chẳng hạn như về tài sản, về khoản nợ phải trả, số vốn chủ sở hữu, hoạt động doanh thu bán hàng hay giá vốn,… thậm chí là các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó cũng được nêu ra.

Các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính

kiểm toán báo cáo tài chính
kiểm toán báo cáo tài chính

Trước hết, chúng ta cần hiểu các phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì? Đây thực chất là việc mà các kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau căn cứ vào những số liệu và tài liệu mà doanh nghiệp được kiểm toán cung cấp hoặc các thông tin từ bên ngoài nhằm mục đích phát hiện ra những sai sót cũng như là đánh giá được hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ tại đơn vị, doanh nghiệp đó.
Trong quá trình thực hiện, các phương pháp thường được sử dụng như:

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chính là một thủ tục kiểm toán được tạo ra nhằm mục đích đánh giá được tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa những sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của doanh nghiệp được kiểm toán.

Thử nghiệm cơ bản

Có thể hiểu thử nghiệm cơ bản là một phương pháp kiểm toán được xây dựng nhằm mục đích có thể phát hiện ra những sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của doanh nghiệp đó. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm việc kiểm tra chi tiết các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin về thuyết minh; Thủ tục phân tích cơ bản.

Ngoài ra, còn có phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính của Es-glocal là một phương pháp đặc biệt, được xây dựng nhằm mục đích cung cấp một cách chuẩn mực và nhất quán của dịch vụ kiểm toán này cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời phương pháp này cũng được điều chỉnh để phù hợp với từng đặc trưng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Phương pháp kiểm toán mới này đòi hỏi kiểm toán viên phải có nắm chắc kiến thức, có sự hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy trình của phương pháp kiểm toán này cũng sẽ cho phép việc đánh giá rủi ro của hoạt động kiểm toán một cách chính xác và tin cậy nhất. Từ đó làm căn cứ, cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra được những lời khuyên, khuyến nghị phù hợp, có giá trị nhất cho từng doanh nghiệp được kiểm toán.

Bằng chứng của kiểm toán báo cáo tài chính

Bằng chứng của kiểm toán này là tất cả các hồ sơ, tài liệu và số liệu do kiểm toán viên thu thập được mà có liên quan đến cuộc kiểm toán. Dựa trên các bằng chứng này để kiểm toán viên đưa ra các kết luận và từ đó, xây dựng được ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán cụ thể sẽ bao gồm những hồ sơ, tài liệu và số liệu chứa đựng trong các tài liệu, các sổ kế toán, thậm chí là trong cả báo cáo tài chính và những hồ sơ, tài liệu và thông tin khác,…

Các bằng chứng kiểm toán này sẽ yêu cầu phải có tính đầy đủ và tính thích hợp. Tính đầy đủ là một tiêu chuẩn để đánh giá về số lượng bằng chứng. Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi những đánh giá của kiểm toán viên đối với các sai sót trọng yếu có thể dẫn tới rủi ro và chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Tính thích hợp là một tiêu chuẩn thể hiện được chất lượng của bằng chứng kiểm toán đó. Tức là xem xét sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp kiểm toán viên đưa ra được các kết luận làm cơ sở hình thành nên ý kiến kiểm toán. Độ tin cậy của bằng chứng này chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán đó và cũng phụ thuộc nhiều vào từng hoàn cảnh cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Kế toán về kiểm toán báo cáo tài chính cũng như là những điều cần lưu ý khi thực hiện công việc kiểm toán này. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ thật sự hữu ích với bạn, giúp bạn phần nào có được cái nhìn tổng quan nhất về công việc kiểm toán này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kế toán hay các hoạt động kiểm toán doanh nghiệp thì có thể đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments