Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
Google search engine
HomeChưa phân loạiKế toán sản xuất là gì và quy trình tiến hành kế...

Kế toán sản xuất là gì và quy trình tiến hành kế toán sản xuất

Nếu bạn làm trong ngành kế toán thì chắc chắn biết rằng lĩnh vực có rất nhiều vị trí khác nhau, trong đó không thể kế đến là kế toán sản xuất. Đây là một mảng khá phức tạp trong ngành kế toán nói chung bởi chúng sẽ là một phần quyết định đến lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp đó. Vậy kế toán sản xuất là gì? Chức năng của vị trí này là như thế nào?

Kế toán sản xuất là gì?

Hiểu theo định nghĩa dễ hiểu nhất thì sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động  để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch.

Công việc của kế toán sản xuất

Công việc của kế toán sản xuất chủ yếu là sẽ thực hiện việc tập hợp các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Từ đó người kế toán này sẽ phải tổng hợp một cách trực tiếp hoặc một cách gián tiếp vào tài khoản của các chi phí sản xuất nhằm mục đích có thể tính ra được giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Cụ thể công việc của người kế toán này sẽ bao gồm các nhiệm vụ của một người kế toán thông thường nói chung và những nhiệm vụ đặc thù của lĩnh vực sản xuất nói riêng. Chẳng hạn như sau:

Công tác kế toán

Kế toán sản xuất
Kế toán sản xuất là gì và quy trình tiến hành kế toán sản xuất

– Theo dõi thông tin các hàng hóa, nguyên – vật liệu mà doanh nghiệp, đơn vị đó mua về, những nợ công với nhà cung cấp và chuyển số liệu thu thập cho kế toán trưởng.

  • – Theo dõi và hoạch toán một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhất các nguyên liệu, vật tư, hàng hóa và hàng đã thành phẩm ở nhà máy. Trường hợp có phát sinh ngày nào phải cập nhật ngày đó.
  • – Mở sổ theo dõi TSCĐ đồng thời khấu hao TSCĐ. Mở sổ theo dõi CCDC.
  • – Tính toán giá thành sản xuất, giá vốn của hàng hóa bán. Trên cơ sở để có thể đưa ra được định mức cho nguyên liệu , vật tư, nhân công và cả khấu hao tài sản,…
  • – Tập hợp, lưu trữ các loại chứng từ kế toán. Đặc biệt là phải bảo quản và bảo mật số liệu kế toán.
  • – Có trách nhiệm vận hành sử dụng và khai thác một cách hiệu quả các phần mềm kế toán phục vụ cho công việc.

Công tác quản lý kho

  • – Tổ chức thực hiện việc sắp đặt kho hàng; bảo quản và phân loại nguyên vật liệu, hàng hóa sao cho đáp ứng khả năng dễ tìm, dễ lấy.
  • – Kiểm tra, giám soát các công tác nhập, xuất kho với nguyên – vật liệu và hàng hóa.
  • – Tiến hành kiểm kê định kỳ hoặc kiểm kê đột xuất vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế và thành phẩm so với sổ sách để phát hiện ra những sai phạm kịp thời.
  • – Xây dựng quy trình quản lý kho và đào tạo nhân viên thực hiện. Bên cạnh đó, phải thường xuyên kiểm tra các khâu của thủ kho trong việc bảo quản, cấp – phát vật tư và thành phẩm, lập các biên bản đánh giá công việc. Từ đó làm cơ sở để đánh giá nhân viên.
  • – Phối hợp với các phòng quản lý sản xuất, kiểm kê vật tư, sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. Đồng thời, kết hợp với các phòng hữu quan trong giải quyết công việc và các vấn đề phát sinh khác.
  • – Phụ trách về các công tác vệ sinh, an toàn, phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ tại các kho hàng.
  • – Nhập số liệu hàng hóa tồn kho một cách kịp thời, chính xác, đúng thời gian. Tránh việc chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến phòng Kế hoạch – Kinh doanh trong việc phục vụ công tác lập Kế hoạch sản xuất và cung ứng các loại vật tư.
  • – Lập các phiếu xuất vật tư kho để thủ kho và phụ thủ kho có thể xuất vật tư hàng ngày nhằm phục vụ cho sản xuất.
  • – Tiến hành chỉ đạo các kho giải quyết những nội dung công việc một cách nhanh chóng và thuận lợi, đúng thủ tục, phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh của đơn vị.
  • – Xác nhận bảng lương khối sản xuất.
  • – Cung cấp chính xác, kịp thời các số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan khi có nhu cầu.
  • – Ngoài ra, một người kế toán sản xuất sẽ luôn sẵn sàng làm những công việc khác theo sự phân công, giao việc của quản lý, cấp trên. Đồng thời, có thể làm thay các công việc khác của nhân viên khi cần thiết.

Kế toán sản xuất cần làm những báo cáo gì?

kế toán sản xuất
Những công việc cần phải lưu ý khi làm kế toán doanh thu
  • Vị trí này cần làm khá nhiều các báo cáo khác nhau. Cụ thể như một số báo cáo tiêu biểu: Báo cáo doanh thu, Báo cáo chi phí, Báo cáo hàng tồn kho, Báo cáo công nợ phải thu/phải trả, Báo cáo giá thành sản phẩm.

Quy trình lập kế toán sản xuất

– Thu thập và xử lý các số liệu kế toán theo từng đối tượng. Công việc của người kế toán phải phù hợp với chuẩn mực.

– Tiến hành kiểm tra và giám sát các khoản thu, chi; nghĩa vụ thu, nộp và thanh toán công nợ.

– Theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản; nguồn tài sản nhằm nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm.

– Phân tích các số liệu kế toán để tham mưu những giải pháp phục vụ cho việc quyết định chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo.

– Hoàn thành các thủ tục, cung cấp số liệu kế toán cho cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nếu có yêu cầu.

Lưu ý khi làm kế toán sản xuất

– Đảm bảo chính xác và kịp thời trong công việc được đặt lên hàng đầu.

– Tính toán giá thành sản xuất và thống kê lượng sản phẩm hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ.

– Cung cấp, chia sẻ các tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan khi có yêu cầu.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Kế toán về lĩnh vực kế toán sản xuất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số lĩnh vực khác như kế toán nội bộ, kế toán doanh nghiệp,…

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments