Chúng ta thường hay nghe nói đến các thuật ngữ như kế toán, kế toán quản trị hay là kế toán tài chính. Tuy nhiên nếu bạn không làm trong ngành kế toán – tài chính thì có thể sẽ rất khó phân biệt các khái niệm này. Vậy kế toán quản trị và vai trò của của họ doanh nghiệp là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Kế toán quản trị là gì?
Đây là một nhánh mới của ngành kế toán, chúng chỉ mới xuất hiện trong hơn 15 năm trở lại đây và đang ngày càng trở thành xu thế của ngành kế toán hiện đại được nhiều người hướng đến.
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì đây là một lĩnh vực chuyên môn của kế toán, chúng có nhiệm vụ nắm bắt các vấn đề thực trạng của doanh nghiệp, đặc biệt là thực trạng về tài chính. Từ đó, có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra được các quyết định quản lý, điều hành, giám sát một cách tối ưu nhất.
Những thông tin mà bộ phận này đưa ra giúp phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó. Chúng bao gồm hai loại thông tin là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, hay còn được gọi chung lại là thông tin quản lý.
Nhiệm vụ của kế toán quản trị
Khi vận hành bất kỳ một doanh nghiệp nào thì mục tiêu chung của các nhà quản lý là phải làm sao để việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất. Ở đây, nhiệm vụ của họ chính là cung cấp các thông tin nhanh và chính xác cho quản lý hoặc giám đốc điều hành nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của họ được chuẩn xác nhất. Quá trình ra quyết định này bạn có thể hiểu qua các công đoạn như sau:
Đầu tiên là lập kế hoạch: Vào đầu của các năm tài chính, ban giám đốc doanh nghiệp sẽ luôn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng cùng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để đưa công ty đạt mốc doanh thu. Để đưa ra bản kế hoạch này thì ban giám đốc cần các thông tin và hỗ trợ từ các bộ phận trong công ty để đạt mục tiêu đã xác định.
Tiếp đến là tổ chức công tác điều hành: Trong việc tổ chức, việc quan trọng là phải liên kết được các nguồn lực với nhau để kế hoạch đạt được hiệu quả nhất. Từ đó thì ban giám đốc cũng sẽ giám sát hoạt động hàng ngày và đôn đúc tổ chức hoạt động trôi chảy.
Thứ ba là bước kiểm soát: Sau khi đã trải qua 02 giai đoạn trên thì người quản lý doanh nghiệp đó cũng cần kiểm tra lại và đánh giá khách quan thực hiện trên thực tế là như thế nào. Tức là trong quá trình kiểm soát này, họ sẽ phải giám sát để so sánh các hoạt động thực tiễn so với kế hoạch đề ra để từ đó có thể chỉ ra được những công việc đạt và chưa đạt mục tiêu. Sau đó là có hướng điều chỉnh để hoàn thành mục tiêu đã thiết lập.
Cuối cùng là bước ra quyết định: Ra quyết định là việc quyết định để đưa ra lựa chọn hợp lý trong số các phương án đề xuất. Đây là một bước quan trọng, xuyên suốt cả quá trình quản lý doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Các quyết định đưa ra đều phải dựa vào các thông tin chính xác từ công tác kế toán, đặc biệt kế toán quản trị. Do vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là thu thập và cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho các nhà quản lý, ban giám đốc để họ thực hiện viêc quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định.
Kế toán quản trị dành cho đối tượng nào
Mỗi một doanh nghiệp nói chung và tổ chức nói riêng cần lựa chọn đối tượng phù hợp để làm vị trí này. Những người quản lý doanh nghiệp sẽ vạch ra các kế hoạch và ra quyết định về phương án về kinh doanh, truyền thông, quảng cáo, huy động vốn, đầu tư,… tuỳ vào chuyên môn của từng người. Quy chung lại thì bộ phận kế toán này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho ban giám đốc/ quản lý các cấp. Vì vậy, họ bắt buộc phải am hiểu các tình huống đưa ra quyết định của những nhà quản lý doanh nghiệp mình. Chỉ có như vậy thì các quyết định đưa ra mới chính xác, phù hợp nhất.
Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính
- Cả hai hệ thống kế toán này đều dựa vào những dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Trong đó, mục tiêu chính là điểm khác biệt cơ bản nhất mà chúng ta cần nắm để có thể phân biệt được chúng. Kế toán tài chính là một bộ phận có chức năng là cung cấp thông tin cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp như các cổ đông, những nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan nhà nước, những nhà phân tích đầu tư hay thậm chí là khách hàng. Còn lĩnh vực còn lại thì như chúng tôi đã đề cập, họ có nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của chính doanh nghiệp đó như giám đốc điều hành, giám đốc marketing, giám đốc tài chính,…
Tóm lại, đây là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp bởi đây là yếu tố then chốt giúp các nhà quản lý có thể hoạch định công việc giám sát và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. - Trên đây là những chia sẻ của Luật Kế toán. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích với bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quản hơn về lĩnh vực này. Chúc bạn thành công!