Kế toán dịch vụ hiện nay không còn là quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Nhiều doanh nghiệp thay vì sử dụng hình thức kế toán truyền thống, tức là kế toán riêng, làm full – time thì họ lựa chọn cách thuê dịch vụ kế toán bên ngoài trong thời gian nhất định, gọi là dịch vụ kế toán. Vậy bạn đã biết kế toán dịch vụ và những công việc của họ là gì chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Kế toán dịch vụ là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là một hình thức kế toán đặc thù dành riêng cho loại hình kinh doanh dịch vụ. Đây là công việc dịch vụ mà một công ty dịch vụ kế toán cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Công ty này phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đặc điểm của kế toán dịch vụ
Ngành này là ngành đặc thù, có đặc điểm vô cùng khác biệt với những ngành kinh doanh khác. Một số đặc điểm nổi bật của ngành kế toán này như:
- – Sản phẩm của dịch vụ có tính vô hình và phi vật chất. Khác với các ngành kinh doanh khác thường sẽ là những sản phẩm cụ thể hiện hình.
- – Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện cùng lúc và không tách rời nhau.
- – Có nhiều loại ngành này khác nhau, chẳng hạn như các ngành dịch vụ tiêu dùng, ngành dịch vụ kinh doanh và ngành dịch vụ công,…
Ngành kế toán dịch vụ có những nhiệm vụ tương tự với các nhiệm vụ của ngành kế toán nói chung trong các doanh nghiệp. Đồng thời cũng đòi hỏi người đảm nhiệm chức năng kế toán này cần phải thực hiện nhanh chóng và phản ánh một cách kịp thời các loại chi phí hay nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản xuất và xác nhận lại các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công việc của kế toán dịch vụ
Bên cạnh các công việc của các ngành kế toán thông thường thì người đảm nhiệm chức vụ kế toán này còn phải có những nghiệp vụ về ngành nghề riêng biệt để có thể đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp vừa kịp thời, vừa chính xác để không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, người kế toán này đồng thời cũng phải luôn theo dõi và kiểm tra việc bảo đảm an toàn của tài sản doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý, giám sát một cách chặt chẽ tình hình định mức thực hiện sử dụng nguyên liệu, giúp đẩy mạnh, nâng cao năng xuất và chất lượng của dịch vụ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Những người làm kế toán này sẽ chính là người trực tiếp phải hoàn thành các công việc quan trọng trong ngày, trong tháng và trong quý. Cụ thể là các công việc dưới đây:
Nhiệm vụ hằng ngày
– Dựa vào các hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp để từ đó hạch toán và theo dõi kho hàng hóa.
– Lập các phiếu nhập kho – xuất kho và tiến hành theo dõi một cách tổng quát việc nhập, xuất và tồn kho.
– Viết các hóa đơn bán hàng cho khách hàng. Cần chú ý kiểm tra kỹ các thông tin của khách hàng và dựa vào mã số thuế để tra cứu thông tin doanh nghiệp.
– Lập những phiếu chi thanh toán ngay.
– Lập các phiếu thu thu tiền ngay.
– Lập các bảng kê để theo dõi các khoản đóng thuế tổng cần phải nộp và khoản đã nộp và cả khoản tiền còn lại phải nộp là bao nhiêu.
– Thực hiện những công việc liên quan tới Ngân hàng về các khoản thu và chi được giao dịch qua Ngân hàng, chẳng hạn như giải ngân, nộp tiền, UNC, Séc,…
– Theo dõi các vấn đề về công nợ cụ thể với những nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp.
– Phản ánh kịp thời và chính xác các khoản chi phí, các nghiệp vụ phát sinh, tính giá sản xuất. Từ đó có thể xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được kết quả mong đợi hay chưa.
Nhiệm vụ hàng quý
- – Lập báo cáo thuế theo tháng, quý và cả tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
– Lập các báo cáo tài chính để từ đó có thể đánh giá, cân đối các khoản chi tiêu và lợi nhuận gửi cho cơ quan thuế và các bộ phận khác liên quan,…
– Lấy sổ phụ ngân hàng (sao kê ngân hàng) và chứng từ ngân hàng khác theo nhu cầu doanh nghiệp.
– Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân (TNCN).
Nhiệm vụ cuối năm
- – In tất cả các loại sổ sách kế toán bao gồm sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản tài chính.
– In tất cả các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp của các vấn đề liên quan như về việc tồn kho hàng hóa, các công cụ, dụng cụ hay phân bổ,… - – Tiến hành thực hiện việc sắp xếp, phân loại, và lưu trữ các tài liệu đó một cách khoa học và chính xác, phục vụ cho nhu cầu lưu trữ và tìm kiếm thông tin, tài liệu sau này.
– Kiểm tra lại kỹ càng các quyển hóa đơn thanh toán, tiến hành đánh số theo đúng thứ tự các quyển trên để tránh việc thiếu sót, nhầm lẫn thông tin.
Có thể thấy, những công việc mà bộ phận kế toán dịch vụ phải đảm nhiệm là rất lớn và vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp khi muốn hoạt động một cách tốt nhất.
Những lưu ý khi làm kế toán dịch vụ
Như chúng ta thấy thì vai trò cũng như là vị trí của kế toán này là vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp, đơn vị. Do đó, không dễ dàng để ai cũng có thể làm kế toán này được. Một số lưu ý cần biết như:
- – Tính tỉ mỉ, chanh chóng, kịp thời mà phải chính xác tuyệt đối
- – Thiết lập mối quan hệ với nhiều bên liên quan để thuận lợi trong công việc ví dụ như các phòng ban trong đơn vị hay các cơ quan ngoài như Ngân hàng, cơ quan thuế,…
- – Khả năng tư duy, sáng tạo, bản lĩnh và làm việc một cách khoa học,…
- Ngoài ra, ngành kế toán cũng có một số lĩnh vực khác mà bạn có thể tham khảo như kế toán thanh toán và kế toán doanh thu.
- Trên đây là những chia sẻ của Luật Kế toán về kế toán dịch vụ và những công việc của vị trí này. Hy vọng sẽ có ích với bạn, chúc bạn thành công!