Kế toán (KT) là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh. Đồng thời cũng là đại diện cho doanh nghiệp đó thực hiện việc báo cáo với cơ quan Nhà nước liên quan đến các vấn đề về tài chính – kế toán. Trong đó, bộ phận kế toán chi tiết với các nhiệm vụ và mục tiêu rất rõ ràng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các thông tin về bộ phận này nhé!
Kế toán chi tiết là gì?
Hiểu đơn giả thì người đảm nhiệm công việc của vị trí kế toán chi tiết là người được phân công để theo dõi, ghi chép và phản ánh một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất các đối tượng mà kế toán cần phải hạch toán chi tiết. Việc này sẽ theo nhu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Sổ kế toán chi tiết là gì?
Nếu bạn là người làm việc trong ngành kế toán thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ gì nữa với thuật ngữ sổ kế toán rồi đúng không nào? Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của một người kế toán trong quá trình thực hiện các công việc, chức năng của mình và thống kê số liệu. Vậy bạn đã biết sổ kế toán chi tiết là gì hay chưa?
Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì loại sổ này là một loại giấy tờ được người kế toán chi tiết sử dụng để để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện công việc của mình. Đó có thể là các nghiệp vụ về kinh tế và tài chính phát sinh mà liên quan đến các vấn đề như hàng hóa, dịch vụ hay các lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Các nghiệp vụ này do kế toán theo dõi chi tiết để phục vụ nhu cầu quản lý.
Các thông tin được ghi trong sổ KT chi tiết sẽ là những thông tin về tài sản, về nguồn vốn, về doanh thu và về các chi phí khác của doanh nghiệp… Thông qua những thông tin trong đó thì sẽ giúp kế toán dễ dàng quản lý các loại chi phí mà chưa được phản ánh trong sổ Nhật ký hay Sổ cái hơn rất nhiều.
Hiện nay vẫn chưa có quy định nào về việc bắt buộc số lượng hay kết cấu của các loại sổ kế toán chi tiết. Do đó, các doanh nghiệp cần phải dựa vào những hướng dẫn của Nhà nước ban hành về sổ này để có thể có ý tưởng thiết kế và từ đó xây dựng được những mẫu sổ phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình.
Công việc của kế toán chi tiết
Bên cạnh các loại kế toán khác như kế toán tổng hợp thì kế toán này cũng sẽ thực hiện những việc ghi chép. Tuy nhiên, những thông tin đó sẽ phải phản ánh một cách cụ thể nhất, chi tiết nhất đối với các đối tượng cụ thể và nghiệp vụ cần quản lý, theo dõi cụ thể theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể thì người đảm nhiệm vị trí kế toán này sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau:
– Thực hiện việc thu thập, xử lý, ghi chép và phản ánh các thông tin chi tiết theo các đơn vị khác nhau như đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật hay thậm chí là đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể.
– Bên cạnh đó, vị trí này cũng có chức năng, công việc là để giải thích và minh họa cho kế toán tổng hợp. Đây là giai đoạn rất quan trọng, nhằm giúp bộ phận kế toán tổng hợp có thể dễ dàng kiểm tra thông tin, số liệu một cách chính xác nhất.
Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết
Thực tế, hai bộ phận kế toán là kế toán tổng hợp và KT chi tiết có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời. Mối quan hệ này biểu hiện cụ thể như sau:
Kế toán tổng hợp và kế toán này sẽ phải được tiến hành một cách đồng thời. Trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần đến kế toán chi tiết thì bên cạnh việc phản ánh vào tài khoản cấp 1 kế toán thì còn phải phản ánh vào cả tài khoản cấp 2, sổ chi tiết có liên quan.
+ Tổng số dư và tổng số phát sinh tăng, tổng số phát sinh giảm của các tài khoản cấp 2 mà thuộc một tài khoản cấp 1 nào đó thì sẽ luôn bằng với số dư, số phát sinh tăng và số phát sinh giảm của tài khoản cấp 1 đó.
+ Tương tự, tổng số dư, tổng số phát sinh tăng và tổng số phát sinh giảm của sổ chi tiết thuộc một tài khoản cấp 1, cấp 2 nào đó thì cũng sẽ luôn luôn bằng số dư, số phát sinh tăng và số phát sinh giảm của tài khoản cấp 1, cấp 2 đó.
Như vậy thì chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ khăng khít giữa hai loại kế toán này rồi đúng không.
KT chi tiết sẽ hổ trợ cho bộ phận kế toán tổng hợp dễ dàng thấy được tài sản và nguồn vốn là của đối tượng nào và tăng hay giảm ra sao. Hoặc nói cách khác, kế toán tổng hợp chính là người tổng quát nên bức tranh kinh tế toàn cảnh, còn từng yếu tố chi tiết trong bức tranh đó thì sẽ là công việc của KT chi tiết.
Chính vì thế nên chúng tôi mới đề cập rằng hai loại kế toán này phải tồn tại cùng lúc và song song với nhau.
Cũng bởi mối quan hệ khăng khít đó cùng với sự quan trọng của bộ phận kế toán nên người làm công việc này sẽ luôn cần nâng cao chuyên môn, kỹ năng để thực hiện công việc chuẩn xác nhất.
Hy vọng bài viết trên của Luật Kế toán giúp cho các bạn hiểu được tầm quan trọng của KTTC. Để thành công ở bất kì vị trí nào thì chúng ta cũng cần phải trải qua quá trình thực hành, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Chúc bạn thành công!