Hóa đơn đỏ là hóa đơn rất cần thiết cho các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, nó không chỉ có giá trị pháp lý, giúp xác nhận, chứng minh việc mua bán giữa hai bên mà còn là cơ sở để nhà nước thu thuế. Hãy cùng luật kế toán tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là một chứng từ có màu đỏ, cũng giống như hóa đơn điện tử nó cũng có giá trị pháp lý giúp chứng minh cho việc giao dịch mua bán hàng hóa của đôi bên và được dùng làm căn cứ để nhà nước thu thuế.
Một doanh nghiệp muốn đặt in hóa đơn đỏ theo quy định pháp luật thì cần phải được Chi cục thuế quản lý trực tiếp cấp phép rồi mới được đến cơ sở để in hóa đơn theo yêu cầu.
Vai trò của hóa đơn đỏ trong kế toán
Là bằng chứng xác thực về việc mua bán hàng hóa dịch vụ.
Hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua có thể kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thuế…
Là chứng từ, căn cứ để doanh nghiệp kê khai nộp thuế
Doanh nghiệp khi có hóa đơn đỏ sẽ cân bằng các khoản thuế, từ đó dẫn đến hạn chế được các mức tiền thuế giá trị gia tăng cần phải đóng cho nhà nước.
Phân loại các hóa đơn đỏ
Hóa đơn giá trị gia tăng
Là hóa đơn bạn phải báo cáo định kỳ cho Cơ quan thuế hàng quý, và đây là loại hóa đơn tài chính mà thuế có thể chấp nhận được khấu trừ VAT đầu vào.
Hóa đơn bán hàng
Hay còn gọi là hóa đơn trực tiếp khi đi mua hàng hoặc dịch vụ, đặc biệt trên hóa đơn không có dòng thuế GTGT. Đây là loại hóa đơn thuế quản lý và cũng phải báo cáo định kỳ hàng quý cho cơ quan thuế.
Hóa đơn khác
Gồm: vé, phiếu mua hàng, phiếu thu ngân, giữ xe,…
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; các chứng từ như: thu cước phí vận tải quốc tế; thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được hoàn thành theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. Đây là hóa đơn đặc thù, ví dụ như bạn mua vé máy bay, hoặc phí dịch vụ ngân hàng sẽ có những hóa đơn này.
Hóa đơn lẻ
Là những hóa đơn mà Cơ quan thuế không quản lý và Các công ty cũng không phải báo cáo hóa đơn này cho Cơ quan thuế.
Thủ tục in hóa đơn đỏ

Hồ sơ đặt in hóa đơn đỏ gồm:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được công chứng
+ Giấy đề nghị dùng hóa đơn in mẫu
+ Bản sao đăng ký phương pháp tính thuế có xác nhận của chi cục thuế quản lý
+ Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh
Nơi nhận:
Chi Cục thuế quản lý
Trình tự giải quyết:
– Sau 5 ngày sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn đỏ, chi cục thuế sẽ cử người đi xác minh nơi kinh doanh xem có đủ điều kiện đặt in hóa đơn hay không.
– Sau khi cán bộ xác minh, nếu đơn vị đủ điều kiện thì sau 1 đến 2 ngày cơ quan thuế sẽ có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in mẫu 3.15 và được ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC. Để nhận thông báo này cần phải liên hệ trực tiếp với chi cục thuế quản lý.
Tiến hành đặt in hóa đơn đỏ
– Hồ sơ chuyển đến nơi in:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh và được công chứng
+ Bản sao CMND hoặc CCCD photo người đại diện pháp luật của đơn vị.
+ Giấy xác nhận người giới thiệu cho doanh nghiệp in
+ CMND hoặc CCCD của nhân viên được cử đến doanh nghiệp in
– Chọn mẫu, số lượng, mẫu số, số liên, màu mực, loại giấy, các thông số liên quan… và ký hợp đồng.
Doanh nghiệp in xong sẽ tiến hành giao hóa đơn và lập biên bản thanh lý hợp đồng, doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn tài chính và tiến hành thanh toán như trong hợp đồng.
Các trường hợp cần có hóa đơn đỏ
- Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán trên 200.000 đồng mỗi lần thì bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ.
- Nếu tổng thanh toán dưới 200.000 đồng nhưng người mua muốn lập hóa đơn thì bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ.
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh cần lập một hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ trong ngày để tổng kết số hàng hóa bán ra và thành tiền.
- Người bán bắt buộc phải lập hóa đơn dù trong bất cứ trường hợp nào, có thể hàng hóa dịch vụ đó dùng để khuyến mãi, làm mẫu, cho tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động,…