Nhiều doanh nghiệp bị phạt chậm nộp thuê và kế toán phải tiến hành việc hạch toán tiền chậm nộp thuế. Vật bạn có biết hạch toán tiền chậm nộp thuế là gì không? Và những quy định mới nhất về công tác này? Bài viết này Luật Kế toán sẽ hướng dẫn tất tần tật về hạch toán tiền chậm nộp thuế nhé!
Lý do bị phạt chậm nộp thuế
Theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019 có quy định về việc xử lý đối với các trường hợp chậm nộp thuế. Cụ thể quy định này nêu rõ cách thức xác định tiền chậm nộp và những trường hợp nào bị coi là chậm nộp tiền thuế. Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải nộp phạt tiền chậm nộp thế là:
1. Doanh nghiệp đó chưa nộp tiền thuế dù đã kết thúc thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế hay thời hạn đã ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế hay thời hạn nêu trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
2. Khi doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung thêm hồ sơ khai thuế, do đó đã làm tăng số tiền thuế phải nộp so với trước hoặc khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp đó đã khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì doanh nghiệp phải thực hiện việc nộp tiền chậm nộp thuê đối với số tiền thuế tăng thêm đó. Thời gian để tính số tiền chậm nộp là từ ngày tiếp theo của ngày cuối cùng trong thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai sót đó hoặc tính kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế trong tờ khai hải quan ban đầu;
3. Khi doanh nghiệp tiến hành khai bổ sung thêm hồ sơ khai thuế, do đó đã làm giảm đi số tiền thuế đã được hoàn trả lại hoặc do cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra, thanh tra thì phát hiện ra số tiền thuế được hoàn trả đó lại ít hơn số tiền thuế đã hoàn. Lúc này doanh nghiệp sẽ phải nộp số tiền chậm nộp thuê đối với số tiền thuế được hoàn mà nay bị thu hồi. Thời gian tính số tiền chậm nộp thuê là kể từ ngày mà doanh nghiệp đó nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách Nhà nước.
Cách tính tiền chậm nộp thuế
Thời hạn nộp tiền thuế
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật quản lý thuế 2019 đã nêu rõ như sau, những trường hợp mà người nộp thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của thời hạn mà nộp hồ sơ khai thuế. Với những trường hợp có tiến hành khai bổ sung hồ sơ khai thuế thì lúc này thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đó.
Nếu trường hợp vượt quá các mốc thời gian trên mà doanh nghiệp chưa nộp tiền thì sẽ bị coi là nộp chậm và phải tiến hành tính và hạch toán khoản tiền chậm nộp thuế.
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế
Về mức tính tiền chậm nộp thuế và thời gian để tính số tiền chậm nộp thuế được quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật quản lý thuế. Cụ thể thì mức để tính số tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đó.
Số tiền thuế nộp chậm x 0.03 x Số ngày chậm nộp thuế
Thời gian tính tiền chậm nộp
Thời gian để tính số tiền thuế chậm nộp sẽ được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo của ngày phát sinh tiền chậm nộp được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật này cho đến ngày liền kề trước ngày mà số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, số tiền thuế tăng thêm, số tiền thuế ấn định và số tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Cách hạch toán tiền chậm nộp thế
Số tiền mà chậm nộp thuế sẽ được hạch toán vào tài khoản 811 – là chi phí khác bởi đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung ở Điểm 2.36 khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định rõ rằng tiền chậm nộp thuế là một khoản phạt về hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp, do đó số tiền này sẽ không được coi là chi phí để trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy, người kế toán cần phải loại trừ chi phí này ra khi tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Ngoài tiền chậm nộp thuế thì số tiền chậm nộp BHXH cũng sẽ được hạch toán vào tài khoản chi phí khác và không phải là chi phí tính thuế Thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 811 – là chi phí khác
Có TK 3339 – là phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339, có các TK 111, 112,. . .
– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – để Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – là Chi phí khác.
Ví dụ minh họa về hạch toán tiền chậm nộp thuế
Ví dụ như Công ty A bị truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 triệu đồng, tiền phạt nộp chậm thuế là 5 triệu đồng. Công ty A nộp bằng tiền gửi ngân hàng. Lúc này, người kế toán Công ty A phải tiến hành hạch toán tiền phạt nộp thuế chậm như sau:
– Khi bị truy thu thuế TNDN, kế toán hạch toán:
Nợ TK 8211: 20 triệu đồng
Có TK 3334: 20 triệu đồng
– Hạch toán tiền chậm nộp thuế:
Nợ TK 811: 5 triệu đồng
Có TK 3339: 5 triệu đồng
– Nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 3339: 5 triệu đồng
Có TK 112: 5 triệu đồng
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hạch toán tiền chậm nộp thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về hạch toán hàng nhập khẩu và hạch toán thuế giá trị gia tăng. Chúc bạn thành công!