Thuế thu nhập cá nhân (gọi tắt là thuế tncn) là một khái niệm quen thuộc với tất cả những người lao động. Tuy nhiên ít người biết hạch toán thuế tncn là gì và các quy định của pháp luật liên quan. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những kiến thức cần biết về tncn và hạch toán thuế tncn.
Thế nào là thuế thu nhập cá nhân (tncn)
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, có nghĩa là loại thuế mà được tính dựa vào thu nhập của mỗi người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính là miễn thuế và trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được thu căn cứ vào một số khoản thu nhập cao và chính đáng của cá nhân lao động, mục đích là nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập trong người dân, giữa các tầng lớp dân cư. Từ đó có thể góp phần thực hiện được công bằng xã hội và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tài khoản sử dụng hạch toán thuế tncn
Theo quy định thì Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân. Đây là tài khoản để hạch toán thuế tncn, phản ánh số thuế tncn đã nộp và phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Cách hạch toán thuế tncn
Tuy vào từng trường hợp cụ thể khác nhau mà cách hạch toán thuế tncn cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Cụ thể bạn có thể theo dõi cách hạch toán thuế tncn như sau:
1. Khi người kế toán thực hiện việc tính và khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân để trừ vào khoản lương cho người lao động, hạch toán thuế tncn :
– Nợ TK 334 – là phải trả cho người lao động.
– Có TK 3335 – là thuế thu nhập cá nhân (tức là số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ).
2. Nếu trường hợp doanh nghiệp đó trả lương cho nhân viên chưa bao gồm thuế (tức là lương Net): Khi doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động của doanh nghiệp mình thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào khoản chi phí được trừ khi thực hiện tính thuế thu nhập doanh nghiệp (Chú ý với trường hợp này thì trên hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động phải có giải thích rõ rằng doanh nghiệp sẽ nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động).
– Nợ 641/642/154/62…
– Có TK 3335 – là thuế thu nhập cá nhân (tức là số thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp phải nộp thay).
3. Khi thực hiện việc trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:
– Nợ TK 338 – là khoản phải trả nộp khác (3388).
– Có các TK 111, 112 (là số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu đó).
– Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (nếu khấu trừ trong nguồn số thuế tncn của chủ sở hữu).
4. Khi thực hiện việc nộp khoản tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách Nhà nước:
– Nợ TK 3335 – là thuế thu nhập cá nhân.
– Có các Tk 111, 112,… là số tiền đã nộp.
5. Tiến hành hạch toán thuế tncn sau khi thực hiện quyết toán:
Kế toán phải xác định dựa trên kết quả trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (theo Mẫu 05/QTT-TNCN). Lúc này:
- – Nếu trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu số thuế thu nhập cá nhân thì phải tiến hành nộp thêm, tức là có tiền phát sinh tại chỉ tiêu 45 – là tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Hạch toán:
- Bút toán 1 là khấu trừ thêm khoản tiền từ các cá nhân nộp thiếu
+ Nợ 111/112/334/138…
+ Có 3335 là tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. - Bút toán 2 là nộp số tiền còn thiếu về ngân sách Nhà nước:
+ Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
+ Có các TK 111,112,… là số tiền đã nộp.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp đó nộp thừa số thuế thu nhập cá nhân thì có nghĩa là có số tiền phát sinh ở chỉ tiêu 46 – là tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa. Đối với khoản thuế thu nhập cá nhân nộp thừa này, người kế toán có thể xử lý theo 02 cách khác nhau như sau: tính toán bù trừ vào kỳ sau hoặc tiến hành làm các thủ tục để hoàn thuế. Hạch toán:
+ Nợ 3335 là tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa
+ Có 138: Nếu để bù trừ sang kỳ sau
+ Có 338: Nếu làm thủ tục hoàn thuế.
Nếu trường hợp người kế toán để bù trừ vào kỳ sau: khi xét số tiền doanh nghiệp đó phải nộp vào ngân sách Nhà nước thì họ sẽ tự động bù trừ. Còn nếu xét trên từng cá nhân mà đã nộp thừa thì doanh nghiệp đó sẽ phải theo dõi chi tiết cho từng cá nhân thông qua tài khoản 138.
Nếu trường hợp người kế toán quyết định thực hiện thủ tục hoàn thuế thì khi kế toán đã nhận được khoản tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán.
+ Nợ 112 là số tiền hoàn
+ Có 3335
Kế toán thực hiện khai hoàn trả lại số tiền hoàn thuế cho người nộp thuế:
+ Nợ 338 (là chi tiết cho từng cá nhân nộp thừa).
+ Có 111/112.
Ví dụ về hạch toán thuế tncn
Ví dụ như anh Nguyễn Văn A tiến hành ủy quyền cho Công ty C quyết toán thay thuế tncn năm 2020 đã nộp thừa 500. Công ty C không làm thủ tục hoàn thuế mà quyết định để bù trừ vào kỳ sau. Vào quý 1/2021, anh A phát sinh số thuế tncn phải nộp là 500. Lúc này, doanh nghiệp sẽ hạch toán cụ thể như sau:
– Định khoản nghiệp vụ: là nghiệp vụ bù trừ thuế cho kỳ sau:
Nợ TK 3335: 300
Có TK 138: 300
Quý 1/2021 anh A phát sinh số thuế tncn phải nộp là 500 thì tiến hành hạch toán thuế tncn như sau:
Nợ TK 334: 200
Nợ TK 138 – Nguyễn Văn A: 300
Có TK 3335: 500
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hạch toán thuế thu nhập cá nhân (tncn). Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về hạch toán lương tại Luật Kế toán. Chúc bạn thành công!