Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
Google search engine
HomeNghiệp vụ kế toánHướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Hướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Nếu bạn đang làm trong ngành kế toán thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với những cụm từ như tài sản cố định, hạch toán tài sản cố định hay hạch toán tài sản mua cố định,… Tuy nhiên với nhiều người bình thường thì ít ai hiểu được các khái niệm này. Bài viết dưới đây Luật Kế toán sẽ giới thiệu về tài sản cố định (tscđ) và hướng dẫn bạn cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Tài sản cố định là gì?

Hiểu đơn giản thì đây là tư liệu sản xuất tồn tại dạng hữu hình hoặc vô hình, thường được dùng trong sản xuất, kinh doanh và có giá trị kinh tế rất lớn. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng lặp lại ở nhiều giai đoạn sản xuất.

Thế nào là hao mòn tài sản cố định

Thông tư 45/2013/TT-BTC có giải thích, cụ thể đó là sự giảm dần đi giá trị và giá trị sử dụng của tài sản này trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hay do bào mòn tự nhiên hoặc tiến bộ kỹ thuật,… khi tài sản đó hoạt động.

Nguyên tắc kế toán tài sản cố định

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các nguyên tắc kế toán tài sản này gồm:
– Tài khoản này phản ánh tình hình giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định khi sử dụng.
– Mọi tscđ để cho thuê của doanh nghiệp mà liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều phải trích khấu hao theo quy định. Đối với tscđ dùng trong hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc phúc lợi thì chỉ tính hao mòn tscđ và hạch toán giảm nguồn tscđ đó chứ không trích khấu hao.
– Lựa chọn phương pháp tính, trích khấu hao theo quy định tuỳ từng tscđ khác nhau để kích thích sản xuất, kinh doanh. Phương pháp khấu hao phải nhất quán, có thể thay đổi theo tình hình khi áp dụng cho từng tài sản cố định.
– Thời gian và phương pháp khấu hao tscđ phải xem xét kỹ vào cuối năm tài chính nhằm điều chỉnh chi phí khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp theo cho phù hợp.
– Các tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn dùng trong sản xuất, kinh doanh thì không tiếp tục trích khấu hao. Các tscđ chưa tính đủ khấu hao mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý.
– Với tscđ vô hình thì tuỳ thời gian để trích khấu hao từ khi chúng được đưa vào sử dụng.
– Với tscđ thuê tài chính thì trong khi sử dụng, bên thuê phải trích khấu hao vào chi phí sản xuất, kinh doanh…

hạch toán tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Cách hạch toán tài sản cố định

1. Định kỳ tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 811
Có TK 214 – là hao mòn tài sản cố định
2. Tài sản cố định đã sử dụng, nhận do điều chuyển nội bộ doanh nghiệp:
Nợ TK 211 – là tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
Có các TK 336, 411
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
3. Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê:
Nợ TK 632 – là giá vốn hàng bán
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
4. Trường hợp giảm tài sản cố định thì ghi giảm nguyên giá và giảm giá trị đã hao mòn (xem hướng dẫn hạch toán tài sản cố định).
5. Tài sản cố định dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, tính hao mòn cuối năm tài chính:
Nợ TK 466 – là nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.
6. Tài sản cố định cho văn hoá, phúc lợi tính hao mòn cuối năm tài chính:
Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành
Có TK 214 – Hao mòn
7. Doanh nghiệp xem lại thời gian trích và phương pháp khấu hao cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi thì cần điều chỉnh số khấu hao trong sổ kế toán:

hạch toán tài sản cố định
Hướng dẫn cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

– Nếu vì thay đổi phương pháp và thời gian trích khấu hao mà mức khấu hao tăng thì số chênh lệch khấu hao tăng:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 số chênh lệch khấu hao tăng
Có TK 214 – Hao mòn

– Nếu vì thay đổi phương pháp và thời gian trích khấu hao mà mức khấu hao giảm thì số chênh lệch khấu hao giảm:
Nợ TK 214 – Hao mòn
Có các TK 623, 627, 641, 642 số chênh lệch khấu hao giảm
8. Kế toán giá trị tài sản hữu hình đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp. Lúc này dựa vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó điều chỉnh lại giá trị tscđ hữu hình theo nguyên tắc nếu chênh lệch tăng giá trị còn lại được ghi nhận vào bên Có TK 412 – là chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch giảm giá trị còn lại được ghi nhận vào bên Nợ của TK 412 – là chênh lệch đánh giá lại tài sản và bắt buộc phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng tài sản này.

9. Nếu cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của:

– Công ty Nhà nước độc lập

– Tập đoàn

– Tổng công ty

– Công ty mẹ

– Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty

Thì khi tiến hành bàn giao tscđ cho công ty cổ phần phải căn cứ biên bản bàn giao, các phụ lục và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan. Từ đó kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản bàn giao cho công ty cổ phần:

Nợ TK 411 – là vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ TK 214 – là hao mòn tài sản cố định

Có các TK 211,213 (nguyên giá).

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hạch toán tài sản cố định. Bạn có thể tham khảo thêm về hạch toán bán tài sản cố định ở đây. Chúc bạn thành công!

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments