Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế mà hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều nắm rõ để giúp cho công việc kinh doanh giảm bớt gánh nặng thuế chồng thuế. Hiểu được cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, vậy thuế giá trị gia tăng là gì? Và cách hạch toán thuế giá trị gia tăng như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng Luật kế toán làm rõ nhé.
Khái niệm về thuế giá trị gia tăng (gtgt)

Thuế giá trị gia tăng hay còn được chúng ta gọi tắt là VAT có nguồn gốc xuất phát từ nước Pháp, đây là một loại thuế doanh thu hoạt động trên cơ chế thu lãi từ việc tăng thêm chi phí trong các khâu sản xuất tại các doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng sẽ được giao lại cho nhà nước sau khi thu từ phí phát sinh của các cơ sở kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) đã có mặt tại nhiều Quốc gia nhằm giúp các doanh nghiệp hạn chế khoản phí phải chi trả cho nhà nước khi kinh doanh dịch vụ hoặc hàng hóa, sản phẩm bất kỳ. Trước đây, chưa có sự xuất hiện của thuế giá trị gia tăng thì trong mỗi khâu sản xuất cơ bản, cơ sở kinh doanh phải đóng cho nhà nước một khoản thuế nhất định cho mỗi chu trình, dẫn đến tình trạng “thuế chồng thuế”. Cac doanh nghiệp nhỏ, lẻ là nơi hứng chịu mức thuế cao ngất ngưởng.
Tại Kỳ họp lần thứ 11, tại Quốc hội khóa 9 Đảng và nhà nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng – VAT, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/1999. Căn cứ vào Luật thuế giá trị gia tăng quy định rõ: Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế thu theo hình thức gián tiếp trong quá trình phát sinh chi phí tại các khâu sản xuất hàng hóa, cho đến dịch vụ tiêu dùng. Thuế này được nộp thẳng vào ngân sách nhà nước sau khi thu tại các điểm kinh doanh.
Hướng dẫn cách hạch toán nộp thuế gtgt

a, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt theo hình thức Khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112,131 – dựa trên tổng mức giá trị thanh toán
Có các TK 511, 515, 711 – chưa tính thuế giá trị gia tăng (VAT)
Có TK 3331 (thuế giá trị gia tăng được phép khấu trừ)
b, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt đầu ra theo hình thức Trực tiếp:
Bạn có 2 phương án để đưa cho kế toán của mình lựa chọn:
– Cách 1: Thực hiện đóng thuế giá trị gia tăng theo hình thức đầu ra phải tiến hành theo phương pháp khấu trừ, thực hiện như hạch toán thuế và tách riêng số thuế giá trị gia tăng phải đóng ngay khi xuất hóa đơn.
– Cách 2: Xác định số thuế giá trị gia tăng phải đóng định kỳ cho kế toán trưởng khi doanh thu giảm hoặc thu nhập tương ứng, đóng thuế giá trị gia tăng đúng hạn theo phương pháp trực tiếp đồng thời phải chú ý mức doanh thu trong đó bao gồm cả thuế.
Nợ các – TK 511,515,711
Có các TK 3331 (thuế giá trị gia tăng cần nộp) – 333311
c, Phương pháp hạch toán giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước
Thực hiện ghi rõ:
Nợ TK 3331 (thuế giá trị gia tăng cần đóng)
Có TK 111, 112
d, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt với hàng nhập khẩu:
Kế toán thực hiện hạch toán nộp thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu khi nhập hàng hóa, vật tư, TSCĐ chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, ta ghi rõ:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611, …
Có các TK 333 (bao gồm thuế cùng các khoản chi đóng cho nhà nước) – 3333
Có TK 111, 112, 331, …
Cách phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu:
- Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng (VAT) của hàng nhập khẩu cần nộp phải khấu trừ khi, ta ghi rõ:
Nợ các TK 133 – (thuế giá trị gia tăng cần phải khấu trừ)
Có các TK 3331 (thuế giá trị gia tăng phải nộp – 33312
- Trong trường hợp thuế giá trị gia tăng cần đóng không được khấu trừ mà phải tính vào cùng giá trị hàng hóa, vật tư, ta ghi rõ:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611, …
Có các TK 3331 (thuế giá trị gia tăng cần đóng) – 33312
- Thuế giá trị gia tăng thực phải đóng vào ngân sách của nhà nước, ta ghi rõ:
Nợ các TK 3331 – (thuế giá trị gia tăng phải nộp) – 33312
Có TK 111, 112, …
- Nhập khẩu hoặc ủy thác – áp dụng cho bên giao ủy thác, ta ghi rõ:
Nợ các TK 133 (thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ)
Có TK 3331- (thuế giá trị gia tăng phải nộp) 33312
- Liên hệ phản ánh với bên giao ủy thác về thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu, ta ghi rõ:
Nợ các TK 338 (nếu chưa thanh toán cho bên thuế giá trị gia tăng cần trả khác ngay)
Có TK 111, 112 nếu thanh toán luôn cho bên nhận ủy thác
Có các TK 338 nếu chưa chi trả tiền thuế giá trị gia tăng cho bên nhận ủy thác, cần thu khác
- Trường hợp bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế, ta ghi rõ:
Nợ các TK 138 – thu lại số tiền đóng hộ, cần thu khác
Nợ các TK 3388 – cấn trừ vào số tiền đã nhận, phải thu khác
đ, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt được giảm
Kế toán ghi nhận thuế giá trị gia tăng được giảm trong thu nhập, ghi rõ:
Nợ các TK 33311 (thuế giá trị gia tăng cần đóng trừ vào số thuế đã đóng)
Nợ TK 111, 112 nếu được giảm hoặc nhận lại bằng tiền
Có các TK 711 – thu nhập khác
e, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt đầu vào nếu được hoàn
Trong trường hợp các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu được hoàn lại thuế giá trị gia tăng do thuế lớn hơn đầu ra, ta ghi rõ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có)
k, Phương pháp hạch toán nộp thuế gtgt khi bị truy thu (chậm nộp)
Dựa vào căn cứ hạch toán và chi thu, cách hạch toán khi chậm nộp thuế, ta ghi rõ:
Nợ các TK 4211 (cho doanh thu chưa phân phối năm trước)
Có các TK 3311 (cho thuế giá trị gia tăng cần đóng)
Ví dụ về hạch toán nộp thuế gtgt

Ví dụ 1:
Công ty cổ phần Minh Long mua 1.000kg vật liệu xây dựng chính, theo đơn giá 25.000 ngàn đồng/kg. Trong đó, thuế giá trị gia tăng là 10% chưa thanh toán tiền và sẽ đưa vào sản xuất ngay.
Dựa vào các thông tin trên ta có cách hạch toán nộp thuế gtgt như sau:
Nợ TK 621 là: 25.000.000 triệu đồng
Nợ TK 133 là: 2.500.000 triệu đồng
Có TK 331 là : 27.000.000 triệu đồng
Ví dụ 2:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn An mua 10 thùng nước yến Khánh Hòa để bán trực tiếp cho công ty cổ phần Đông Nam. Trong đó, đơn giá mua chưa tính thuế giá trị gia tăng là 10%, tương đương 210.000 ngàn đồng/thùng. Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Cách tính như sau:
Nợ TK 632 là 632: 2.100.000 triệu đồng
Nợ TK 133 là: 210.000 ngàn đồng
Có TK 112 là: 2.310.000 triệu đồng.
Xem thêm tại : Hạch toán thuế môn bài

Trên đây là những nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng và cách hạch toán nộp thuế gtgt theo quy định pháp luật hiện hành, nắm rõ những phương pháp trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết này khiến bạn hài lòng, hãy thường xuyên theo dõi Luật kế toán để không bỏ lỡ thông tin nào nhé.