Thứ Tư, Tháng Mười Hai 6, 2023
Google search engine
HomeNghiệp vụ kế toánQuy định pháp luật mới nhất về hạch toán mua tài sản...

Quy định pháp luật mới nhất về hạch toán mua tài sản cố định

Để công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi và phát triển thì hạch toán là điều khá quan trọng, bạn đã biết gì về hạch toán mua tài sản cố định chưa? Hiểu rõ về phạm trù hạch toán sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống của bạn. Vậy hạch toán mua tài sản cố định là gì? Và những quy định mới nhất về hạch toán mua tài sản cố định như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng Luật kế toán tìm hiểu nhé.

Thế nào là hạch toán tài sản cố định?

hạch toán mua tài sản cố định
Hạch toán tài sản cố định

Tài sản cố định là tổng mức tài sản gốc của bất cứ doanh nghiệp nào trong kinh doanh hàng hóa, lượng tài sản cố định ở mức an toàn sẽ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp khi phát sinh chi phí ngoài kế hoạch. Nói cách khác, công việc hạch toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng công tác xử lý và kê khai khối tài sản trong ngân sách, như vậy muốn hoàn thành tốt công việc thì người đảm nhiệm hạch toán tài sản cố định phải có mức độ tập trung cao và thật sự yêu thích công việc này.

Hạch toán mua tài sản cố định hay còn gọi là kế toán tài sản cố định, tức công việc sẽ xoay quanh rất nhiều con số biến động. Khi mức tài sản cố định có biến chuyển thì người hạch toán tài sản ngay lập tức phải đánh giá tiêu chuẩn và kiểm kê lại tài sản cố định của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật ban hành. Vì thế mà không những hạch toán cố định tài sản rất quan trọng mà người đảm nhiệm công tác này còn quan trọng hơn cả khi gánh trên vai trọng trách lớn.

*Một số công việc mà hạch toán tài sản cố định đảm nhiệm:

  • Tiến hành lập bảng phân tích mức tài sản theo biến động
  • Sử dụng, huy động và bảo quản tài sản cố định của doanh nghiệp
  • Lập báo cáo tài sản cố định gốc của doanh nghiệp
  • Nâng cao hoặc dự trù mức độ hiệu quả kinh tế của tài sản cố định

Cách hạch toán khi mua tài sản cố định

hạch toán mua tài sản cố định
Cách hạch toán tài sản cố định

* Trường hợp thu mua tài sản cố định không qua chạy thử, đầu tư hay lắp đặt,… sử dụng ngay (không phát sinh các khoản chi phí khác)

Tiến hành hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 211 – Giữ giá gốc (không bao gồm thuế Giá trị gia tăng).

Nợ các TK 1332 – Trường hợp được giảm trừ thuế Giá trị gia tăng.

Có các TK 1121 /TK 331.

* Trường hợp thu mua thiết bị phụ tùng thay thế kèm theo tài sản cố định hữu hình

Tiến hành hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 221: Tài sản cố định (hữu hình)

Nợ các TK 153: Dụng cụ hoặc công cụ – 1534; Thiết bị phụ tùng (thay thế)

Nợ các TK 133: Được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng – 1332

Có TK 112, 111, 331 …

* Trường hợp trả góp hoặc trả chậm theo hình thức thu mua tài sản cố định hữu hình (sử dụng ngay)

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 221 : Giữ nguyên giá gốc tài sản cố định hữu hình (trả tiền ngay khi mua)

Nợ các TK 133 : Được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng – 1332 (nếu có)

Nợ các TK 242 : Chênh lệch giữa tổng số lãi trả chậm và trừ giá mua trả tiền bằng tổng số tiền thanh toán; Thuế Giá trị gia tăng (nếu có)

Có TK 112, 111, 331  

* Trường hợp thanh toán tiền cho người bán theo định kỳ

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 331 : Mức thanh toán cho người bán

Có TK 112, 111: Số chi phí bao gồm lãi trả chậm và giá gốc (nếu trả góp phải trả theo định kỳ)

* Trường hợp trả góp theo từng kỳ bị tính vào chi phí phát sinh số lãi trả chậm

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 635 : Mức thanh toán chi phí tài chính

Có các TK : Mức thanh toán chi phí trả trước

* Trường hợp được biếu, tặng hoặc hỗ trợ mức tài sản cố định có thể đưa vào sử dụng ngay

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 221 : Tài sản cố định hữu hình

Có các 711 : Nguồn thu khác

* Trường hợp phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản biếu, tặng hoặc tài sản cố định hữu hình được hỗ trợ (thanh toán giữ nguyên giá)

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 211 : Tài sản cố định hữu hình

Có TK 113, 111, 331, …

* Trường hợp thu mua kiến trúc, nhà cửa (gắn với quyền sử dụng đất) là tài sản cố định hữu hình có thể đưa vào sử dụng ngay

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 211  : Giữ nguyên giá tài sản cố định, nhà cửa và kiến trúc (tài sản cố định)

Nợ các TK 213 : Giữ nguyên giá tài sản cố định vô hình (quyền sử dụng đất)

Nợ các TK 133 : Thuế Giá trị gia tăng (VAT), được khấu trừ nếu có

Có 112, 113, 331, …

* Trường hợp thu mua tài sản cố định phải thông qua chạy thử, lắp đặt, trang bị phụ tùng thêm trước khi đưa vào sử dụng (không được sử dụng ngay)

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 241 – Khi thu mua tài sản cố định

Nợ các TK 133 – Được khấu trừ thuế Giá trị gia tăng

Có TK 112, 331, …

* Trường hợp nghiệm thu hoặc bàn giao biên lai

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 241 – Nghiệm thu tài sản cố định

Có các TK 241 – Tài sản cố định

* Trường hợp được cấp bằng tài sản cố định hoặc nhận góp vốn

Khi hạch toán, ta ghi:

Nợ các TK 211 : Tài sản cố định hữu hình

Có các TK 411 : Vốn kinh doanh

Thế nào là khấu hao tài sản cố định?

hạch toán mua tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là công việc của một hạch toán trong vai trò kiểm tra, kê khai và lập bảng tính toán các chi phí trong kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp đã sử dụng trong suốt một thời gian dài, mức chi phí hao mòn này được rút từ hao phí tài sản cố định của doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu phát sinh.

Người hạch toán sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra bảng dự trù và thống kê mức khấu hao chi phí cho các vật tư, dữ liệu, tư liệu sản xuất hoặc phân công lao động của công ty, thường các bản báo cáo khấu hao tài sản thường được lập sau khi trừ đi lượng chi phí trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp. Việc khấu hao tài sản cố định giúp người lãnh đạo nhìn rõ doanh số cũng như các chiến lược tiếp theo sao cho phù hợp với hạn mức tài sản có khả năng chi trả.

Xem thêm tại: Hạch toán bán tài sản cố định

hạch toán mua tài sản cố định
Sơ đồ hạch toán tài sản cố định

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của khái niệm hạch toán thu mua tài sản cố định là gì? Và những quy định pháp luật mới nhất về hạch toán thu mua tài sản cố định. Hiểu rõ về phạm trù này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết trên sẽ làm bạn thấy hài lòng. Hãy theo dõi Luật kế toán thường xuyên để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nào nhé.

NgocLinhhttps://www.facebook.com/ngoclinhnguyen2106/
Ngọc Linh Nguyễn https://www.facebook.com/ngoclinhnguyen2106/
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments