Để công việc kinh doanh của bạn được thuận buồm xuôi gió, đạt doanh thu cao thì hạch toán là điều khá quan trọng, bạn đã biết gì về hạch toán chênh lệch tỷ giá chưa? Nắm chắc về khái niệm hạch toán sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống và làm việc. Vậy hạch toán chênh lệch tỷ giá là gì? Và những quy định mới nhất về hạch toán chênh lệch tỷ giá như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng Luật kế toán tìm hiểu nhé.
Chênh lệch tỷ giá là thế nào?

Chênh lệch tỷ giá hay còn gọi là chênh lệch tỷ giá (hối đoái), là mức độ chênh lệch phát sinh giữa các đơn vị tiền tệ, ngoại tệ trong và ngoài nước khi có nhu cầu chuyển đổi mệnh giá theo tỷ lệ quy đổi hiện hành trên cùng một số lượng sang đơn vị tiền tệ (hạch toán) hay trao đổi bằng các tỷ giá tiền tệ khác nhau. Hạch toán chênh lệch tỷ giá là công việc mà người kế toán sẽ dựa vào từng mức độ chênh lệch mệnh giá tiền tệ để tính toán, lập báo cáo tài chính trong trường hợp số tiền quy đổi rất lớn.
Dựa theo cơ sở – Điều 52, Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá trong, chuyển đổ, giao dịch tiền tệ (khi có phát sinh). Tức, việc quy đổi ngoại tệ sang bất cứ đơn vị, ngoại tệ, mệnh giá lớn hay nhỏ đều có thể bị phát sinh tỷ giá theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Công việc này yêu cầu người hạch toán phải có trách nhiệm xử lý công tác thỏa đáng, thực hiện kiểm tra, đối chiếu và tiến hành lập biên bản theo trình tự pháp luật quy định. Một số mẫu hạch toán chênh lệch tỷ giá thường xuyên bắt gặp gặp trong hạch toán, kế toán bao gồm: Hạch toán tỷ giá ghi sổ kế toán; Hạch toán mệnh giá đơn vị ngoại tệ; Hạch toán tỷ giá giao dịch thực tế, …
Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá

Trong trường hợp có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá trong tực tế như sau:
- Trao đổi; mua bán hoặc chi trả các dịch vụ kinh tế phát trong thời hạn (đã thực hiện chênh lệch tỷ giá)
- Tại thời điểm lập bản báo cáo doanh thu, cần đánh giá lại các khoản tại những mục ngoại tệ gốc (chưa thực hiện chênh lệch tỷ giá)
- Tiến hành quy đổi lượng tiền ngoại tệ theo mệnh giá cần thiết sang đơn vị Việt Nam đồng.
Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá

* Trường hợp trả phí bằng đơn vị tiền (ngoại tệ) khi thu mua tài sản cố định; hàng hóa; tư liệu và dịch vụ
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 211, 213, 157, 241, 271, 641, 623, 627, 642, … – Theo tỷ giá quy đổi thực tế vào ngày giao dịch
Nợ các TK 635 – mức chi trả tài chính (tỷ giá tiền tệ bị lỗ)
Có TK 111, 112 (1112) – Tính theo tỷ giá tiền tệ ghi nhận trong sổ hạch toán
Có các TK 515 – Khoản doanh thu lợi nhuận tài chính (tỷ giá tiền tệ được lãi)
* Trường hợp nhà cung cấp chưa chi trả mức tiền, chi phí thu mua tài sản cố định, vật tư, dịch vụ hoặc ghi nợ nội bộ
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 112, 111, 152, 153, 211, 156, 627, 642, 641, …
Có TK 331, 341, 336, …
* Trường hợp chi trả tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ tài sản cố định bằng ngoại tệ ứng trước
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 153, 157, 211, 217, 213, 241, 623, 641, 627, 642, …
Có các TK 331 : Số tiền chi trả cho người cung cấp (thực tế ứng trước tỷ giá tiền tệ)
* Trường hợp tiền ghi nợ chi phí thu mua hàng hóa, vật tư, tài sản cố định theo tỷ giá hối đoái phát sinh trong thời điểm mua
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 151, 152, 156, 153, 157, 213, 211, 217, 241, 627, 623, 641, 642, … (dựa trên tỷ giá tiền tệ phát sinh trong thời điểm giao dịch)
* Trường hợp tiền thanh toán các khoản nợ phát sinh bằng ngoại tệ (nợ hàng hóa, nợ dịch vụ, nợ khách hàng, nợ tài chính, nợ nội bộ, nợ khác, …)
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 331, 336, 341, … : Theo tỷ giá tiền tệ ghi trong sổ hạch toán
Nợ các TK 635 : Mức chi trả theo tỷ giá tiền tệ bị lỗ
Có TK 111 (1112), 112 (1122) : Theo tỷ giá tiền tệ ghi trong sổ hạch toán
Có các TK 515 : Khoản doanh thu lãi theo tỷ giá tiền tệ (nguồn thu tài chính)
* Trường hợp đầu tư hoặc cho vay bằng ngoại tệ
Khi hach toán, ta ghi:
Nợ các TK 635 : Mức chi trả tài chính tỷ giá tiền tệ bị lỗ
Có TK 111, 112 : Mức tỷ giá tiền tệ ghi nhận trong sổ kế toán
Có các TK 515 : Lãi tỷ giá tiền tệ từ nguồn thu trong hoạt động tài chính
* Trường hợp chênh lệch tỷ giá “hối đoái” khi chuyển lãi
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 1112, 128, 1122, 228, 131, 138, 136, 331, 341, …
Có các TK 515 : Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh tài chính
* Trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái hoặc chênh lệch
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ các TK 635 : Khoản chi trả cho tài chính
Có TK 1112, 1122, 228, 128, 131, 136, 138, 331, 341, …
* Trường hợp lãi tỷ giá hối đoái phát sinh
Nợ các TK 413 : Mức tỷ giá hối đoái chênh lệch
Có TK 1112, 1122, 228, 128, 131, 136, 331, 138, 341, …
* Trường hợp lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh
Nợ các TK 413 : Mức tỷ giá tiền tệ bị chênh lệch 4131
Có TK 1112, 1122, 228, 128, 131, 136, 331, 136, 331, 341, ..,
* Trường hợp chuyển lãi tỷ giá hối đoái tài chính vào doanh thu cuối kỳ, trong hoạt động kinh doanh
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 413 : Mức tỷ giá tiền tệ bị chênh lệch 4131
Có các TK 5151 : Khoản doanh thu lãi tỷ giá tiền tệ khi hoạt động tài chính
* Trường hợp chuyển lỗ tỷ giá “hối đoái” tài chính vào doanh thu cuối kỳ, trong hoạt động kinh doanh
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ các TK 635 : Mức lỗ tỷ giá tiền tệ cho hoạt động tài chính
Có các TK 413 : Mức tỷ giá tiền tệ bị chênh lệch 4131
* Trường hợp lãi tỷ giá “hối đoái” phát sinh được phản ánh
Khi hạch toán, ta ghi:
Có TK 413 : Mức tỷ giá tiền tệ bị chênh lệch
* Trường hợp lãi tỷ giá hối đoái phát sinh được phản ánh
Nợ các TK 413 : Mức tỷ giá tiền tệ bị chênh lệch
* Trường hợp chuyển toàn bộ số lỗ tỷ giá “hối đoái” chênh lệch vào chi trả tài chính nhằm ghi nhận kết quả kinh doanh cuối kỳ
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ TK 635 : Khoản thu tài chính
Có các TK 242 : Khoản phí trả trước
* Trường hợp chuyển toàn bộ số lãi tỷ giá “hối đoái” chênh lệch vào chi trả tài chính nhằm ghi nhận kết quả kinh doanh cuối kỳ
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ các TK 3387 : Nguồn thu chưa được thực hiện
Có các TK 515 : Khoản thu từ hoạt động tài chính
Ví dụ minh họa về hạch toán chênh lệch tỷ giá

Ví dụ:
Công ty kinh doanh địa ốc Minh Thiên ký hợp đồng bán dịch vụ cho công ty Mây Hồng với giá bán chưa tính thuế Giá trị gia tăng là 10.000 USD, thuế Giá trị gia tăng là 10%. Vào ngày 25/8/2012, công ty TNHH Minh Thiên tạm trả trước cho công ty Mây Hồng 20% giá trị hợp đồng tương ứng số chi phí là 2.200 USD, số chi phí còn lại là 8.800 USD cho 80% sẽ được Công ty TNHH Minh Thiên thanh toán ngay sau khi nhận được hàng.
Khi hạch toán, ta ghi:
Nợ các TK : 48.840.000đ
Có các TK 131: 48.840.000đ
– Ghi nhận khoản doanh thu bán dịch vụ cho công ty Mây Hồng:
Nợ các TK 131: 244.640.000d
Có các TK 511: 222.400.000d
Có TK 3331: 22.240.000đ
Xem thêm tại:

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản của khái niệm hạch toán chênh lệch tỷ giá (hối đoái) là gì? Và những quy định pháp luật mới nhất về hạch toán chênh lệch tỷ giá (hối đoái). Nắm chắc về phạm trù này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết trên sẽ làm bạn thấy hài lòng. Hãy theo dõi Luật kế toán thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng nào nhé.