Hạch toán bảo hiểm xã hội là một trong những công việc rất quan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên rất nhiều những câu hỏi được gửi về chúng tôi như cách hạch toán bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật như thế nào? Vai trò của việc hạch toán này ra sao? Cùng Luật Kế toán tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Quy định về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể được hiểu đơn giản là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập cho những người lao động khi họ bị ảnh hưởng đến thu nhập do các vấn đề như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp hay hết tuổi lao động hoặc chết dựa trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội.
Cụ thể tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chế độ bảo hiểm bao gồm:
– BHXH bắt buộc gồm những chế độ như sau: chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Người lao động sẽ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ trên khi họ đáp ứng đầy đủ những điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
– BHXH tự nguyện gồm có những chế độ như sau: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
Theo quy định hiện hành về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022, cụ thể thì mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ là 30.5% trong đó: người lao động đóng 10.5%, đơn vị đóng 20%. Trong 20% mà đơn vị đóng sẽ bao gồm các khoản sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 3% vào quỹ bảo hiểm y tế, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Lý do cần hạch toán bảo hiểm xã hội
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì BHXH là một chế độ có lợi cho người lao động khi họ bị ảnh hưởng đến thu nhập theo quy định. Do đó, công tác hạch toán bảo hiểm xã hội là công tác đóng vai trò quan trọng vừa đối với người lao động và cả doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì cần tiến hành hạch toán BHXH để từ đó có thể phản ánh rõ ràng được các khoản tiền phải trả và tình hình thanh toán các khoản tiền phải trả đó cho người lao động của doanh nghiệp.
Cách hạch toán bảo hiểm xã hội
Có nhiều phương pháp khác nhau để người kế toán trong doanh nghiệp đó thực hiện công việc hạch toán bảo hiểm xã hội. Dưới đây là 03 phương pháp hạch toán bạn có thể tham khảo:
Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào chi phí của doanh nghiệp
Theo hướng dẫn tại thông tư số 133 thì hạch toán như sau:
• Nợ TK 154/ 241/ 6421/ 6422
• Có TK 3383 – là bảo hiểm xã hội
• Có TK 3384 – là bảo hiểm y tế
• Có TK 3385 – là bảo hiểm thất nghiệp
Theo hướng dẫn tại thông tư số 200 thì hạch toán như sau:
• Nợ TK 241/ 622/ 623/ 627/ 641/ 642
• Có TK 3383 – là BHXH
• Có TK 3384 – là bảo hiểm y tế
• Có TK 3386 – là bảo hiểm thất nghiệp
Hạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào lương của nhân viên
Theo hướng dẫn tại thông tư số 133 thì hạch toán như sau:
• Nợ TK 334
• Có TK 3383 – là BHXH
• Có TK 3384 – là bảo hiểm y tế
• Có TK 3385 – là bảo hiểm thất nghiệp
Theo hướng dẫn tại thông tư số 200 thì hạch toán như sau:
• Nợ TK 3341/3348
• Có TK 3383 – là BHXH
• Có TK 3384 – là bảo hiểm y tế
• Có TK 3386 – là bảo hiểm thất nghiệp
Hạch toán bút toán trong khi nộp tiền Bảo Hiểm
Kế toán sẽ căn cứ vào giấy nộp tiền và kết quả của cơ quan bảo hiểm xã hội gửi để tiến hành hạch toán BHXH như sau:
• Nợ TK 3383: là BHXH – theo tổng tỷ lệ chi phí của doanh nghiệp và tỷ lệ trừ vào lương của người lao động
• Nợ TK 3384: là bảo hiểm y tế – theo tổng tỷ lệ chi phí của doanh nghiệp và tỷ lệ trừ vào lương của người lao động
• Nợ TK 3386 – theo Thông tư 200 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133): là theo tổng tỷ lệ chi phí của doanh nghiệp và tỷ lệ trừ vào lương của người lao động.
• Có TK 1111, 1121: là tổng phải nộp
Ví dụ hạch toán bảo hiểm xã hội
Ví dụ như vào tháng 2/2017 tại Công ty A, tình hình tiền lương người lao động và các khoản phải trích theo lương dưới đây:
– Tiền lương phải trả cho công nhân là 40 triệu; quản lý phân xưởng là 2 triệu và quản lý doanh nghiệp là 10 triệu.
– Phần BHXH sẽ trích vào chi phí của Công ty A và trích vào lương nhân viên.
– Tỷ lệ khoản trích theo lương năm 2017 với BHXH là 26% (trong đó Công ty A 18%, cá nhân 8%)
Lúc này,
1. Hạch toán theo Thông tư 200:
– Trích vào chi phí Công ty A:
Nợ TK 622: 40 triệu x 24% = 9.600.000 VNĐ
Nợ TK 627: 2 triệu x 24% = 480.000 VNĐ
Nợ TK 642: 10 triệu x 24% = 2.400.000 VNĐ
Có TK3383 (BHXH) 52 triệu x 18% = 9.360.000 VNĐ
– Trích trừ vào lương của người lao động:
Nợ TK 334: 52 triệu x 10,5%= 5.460.000 VNĐ
Có TK3383 (BHXH) 52 triệu x 8% = 4.160.000 VNĐ
2. Hạch toán theo Thông tư số 113:
– Trích vào chi phí của Công ty A:
Nợ TK 154: 42 triệu x 24% = 10.080.000 VNĐ
Nợ TK 6422: 10 triệu x 24% = 2.400.000 VNĐ
Có TK3383 (BHXH) 52 triệu x 18% = 9.360.000 VNĐ
– Trích trừ vào lương của người lao động:
Nợ TK 334: 52 triệu x 10,5%= 5.460.000 VNĐ
Có TK3383 (BHXH) 52 triệu x 8% = 4.160.000 VNĐ
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về BHXH và hạch toán bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra, một công tác cũng liên quan đến vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm là hạch toán lương. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!