Bạn đã biết gì về chuẩn mực kế toán chưa? Những đặc điểm cũng như hệ thống chuẩn mực của kế toán VAS là như thế nào? Hãy cùng Luật kế toán tìm hiểu thêm nhé!

Khái niệm chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán ở đây có nghĩa là tập hợp tất cả những nguyên tắc cũng như toàn bộ các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, biết cách ghi chép và xác định, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp cũng như tổ chức.
– Một kết cấu của một chuẩn mực kế toán sẽ gồm các phần như sau:
+ Các mục đích của chuẩn mực kế toán
+ Toàn bộ phạm vi của chuẩn mực kế toán
+ Các loại định nghĩa sẽ sử dụng trong chuẩn mực
+ Và phần nội dung chính sẽ bao gồm tất cả các nguyên tắc cũng như các phương pháp và toàn các yêu cầu về lập và trình bày bản báo cáo tài chính.
Hệ thống chuẩn mực kế toán VAS
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được xây dựng dựa trên toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Bắt đầu từ năm 2000 đến 2005 Bộ Tài chính đã chính thức ban hành 26 chuẩn mực kế toán theo toàn bộ các nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế. Nó có thể phù hợp với đặc điểm kinh tế cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp ở Việt Nam tại thời điểm chính thức ban hành.
Đặc điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tất cả các chuẩn mực kế toán Việt Nam đều được ban hành dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế và tất cả các chuẩn mực này đều đã được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực quốc tế và chính thức được ban hành nhưng cũng có những sửa đổi bổ sung một số điều không đáng kể. Và điều này được thể hiện rõ nhất ở bảng Luật kế toán 2015: “ Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.
Việc biên soạn lại các chuẩn mực của kế toán Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế giúp cho hệ thống chuẩn mực kế toán tại Việt Nam sớm đạt được công nhận của quốc tế và nhìn có vẻ chỉn chu cũng như dễ vận dụng.
Tuy được soạn thảo, biên soạn dựa trên tất cả các chuẩn mực kế toán của chuẩn mực quốc tế nhưng cho đến nay tổng cộng số lượng chuẩn mực kế toán của Việt Nam vẫn chưa thể tương đương với số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế.
Toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam tổng cộng bao gồm 26 chuẩn mực và đã được Bộ Tài chính chính thức ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư. Đợt 1: Chính thức ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực và đợt 2 ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực kế toán. Đợt 3 ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực kế toán. Đợt 4 ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực. Và sau mỗi lần chính thức ban hành như vậy chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạch toán cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.
Vì vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay đang có (bao gồm 9 IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuẩn mực tương đương so với các chuẩn mực của quốc tế. Điều này phần nào cho thấy được chuẩn mực kế toán ở Việt Nam còn khá nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và biên soạn để phù hợp hơn và có thể bắt kịp với thế giới.

Chuẩn mực kế toán quốc tế
Toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế – IAS
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là từ viết tắt của cụm từ International Accounting Standards. Ở đây có nghĩa là tất cả những quy định cũng như toàn bộ hướng dẫn về tất cả các nguyên tắc cũng như phương pháp kế toán chung cho các quốc gia trên thế giới.
Cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) là ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế – IASB và nó có trụ sở tại London.
Danh sách chuẩn mực IAS bao gồm như sau:
IAS1: Trình bày Báo cáo tài chính
IAS2:Hàng tồn kho
IAS3: Báo cáo tài chính hợp nhất
IAS4: Kế toán khấu hao tài sản
IAS5: Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính
IAS6: Xử lý kế toán đối với thay đổi về giá
IAS7: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
IAS 8:Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót
IAS 9: Kế toán đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển.
IAS10: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
IAS11: Hợp đồng xây dựng
IAS12: Thuế thu nhập doanh nghiệp
IAS 13: Trình bày các khoản tài sản và nợ ngắn hạn không dựa trên IAS13
IAS 14:Báo cáo bộ phận
IAS 15:thông tin phản ánh ảnh hưởng đến thay đổi giá
IAS 16:tài sản cố định hữu hình
IAS 17:thuê tài sản
IAS18:doanh thu
IAS 19:lợi ích nhân viên
IAS 20:kế hoạch với các khoản tài trợ chính phủ và các khoản hỗ trợ chính phủ
IAS21:ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá đối hoài
IAS22:hợp nhất kinh doanh
IAS23:chi phí đi vay
IAS24:Thông tin của các bên liên quan
IAS25:kế toán về các khoản đầu tư
IAS26:kế toán và báo cáo về hưu trí
IAS27:báo cáo tài chính riêng và hợp nhất
IAS28:đầu tư vào công ty liên kết
IAS29:báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát
IAS30:Trình bày bổ sung BCTC ngân hàng
IAS31: thông tin tài chính về các khoản góp vốn.
Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán
Theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam sẽ có tổng cộng 26 chuẩn mực kế toán được chính thức ban hành bao gồm:
1. Chuẩn mực chung
2. Thuê tài sản
3. Tài sản cố định hữu hình
4. Tài sản cố định vô hình
5. Bất động sản đầu tư
6. Hàng tồn kho
7. Kế toán về khoản đầu tư vào công ty liên kết
8. Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
9. Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
10. Hợp nhất kinh doanh
11. Doanh thu và thu nhập khác
12. Hợp đồng xây dựng
13. Chi phí đi vay
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
15. Các khoản dự phòng
16. Hợp đồng bảo hiểm
17. Trình bày báo cáo tài chính
18. Báo cáo tài chính của các ngân hàng
19. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
20. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
21. Báo cáo tài chính hợp nhất
22. Thông tin về các bên liên quan
23. Báo cáo tài chính giữa niên độ
24. Báo cáo bộ phận
25. Thay đổi chính sách kế toán
26. Lãi trên cổ phiếu